Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ấn Độ: xuất khẩu bông tăng gấp đôi nhờ nhu cầu từ Trung Quốc và Pakistan

 Theo nguồn tin Bloomberg, xuất khẩu bông từ Ấn Độ, nước trồng bông lớn thứ 2 thế giới, sẽ tăng gấp hơn 2 lần trong niên vụ này so với niên vụ trước, nhờ nhu cầu tăng lên từ phía Trung Quốc và Pakistan, trong bối cảnh Mỹ thiếu cung mặt hàng truyền thống này.

Trong niên vụ bắt đầu từ ngày 1/10/2009, xuất khẩu bông của Ấn Độ có thể đạt 7 triệu kiện (170 kg/kiện), so với 3,3 triệu kiện niên vụ trước.

Nguồn cung tăng từ Ấn Độ có thể ngăn xu hướng giá tăng gần đây.

Từ đầu năm tới nay, giá bông tại New York đã tăng 41% do lo ngại nhu cầu sẽ vượt cung.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng bông thế giới sẽ đạt 102,7 triệu kiện, giảm 1% so với dự báo đưa ra cách đây một tháng, và nhu cầu bông thế giới sẽ tăng lên 113,5 triệu kiên, nhiều hơn dự báo đưa ra tháng trước.

Tại Mỹ, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, sản lượng sẽ giảm xuống 12,5 triệu kiện (218 kg/kiện), giảm 3,8% so với dự báo đưa ra vào tháng trước. Trong khi đó ở Trung Quốc, nước tiêu thụ bông lớn nhất thế giới, sản lượng có thể giảm 20% trong năm nay do thời tiết xấu.

Trong tháng 11, các nhà xuất khẩu Ấn Độ đã xuất khẩu 115.637 kiện bông, trong đó 40% sang Trung Quốc.

Bông Ấn Độ được chào bán với giá khoảng 70 – 73 US cent/lb, C&F cảng Trung Quốc.

Tại Sở giao dịch hàng hoá New York ngày 11/12/2009, giá bông kỳ hạn tháng 12 đã tăng 0,2% so với ngày hôm trước, lên 69,20 US cent/lb.

Trong hai năm qua, ngành xuất khẩu bông Ấn Độ gặt hái rất nhiều thành công, vì chất lượng tốt. Ấn Độ hy vọng nhu cầu cũng sẽ tăng từ Indonexia và Pakistan.

Pakistan, nước sản xuất bông lớn thứ 4 thế giới, có thể sẽ nhập khẩu 2 triệu kiện bông trong năm nay, khi mà sản lượng nội địa sẽ vững ở 12 triệu kiện.

Các nhà máy dệt Ấn Độ có thể sẽ nhập khẩu khoảng 700.000 kiện bông xơ dài, và nhu cầu từ các nhà máy dệt và các hãng sản xuất sợi rất mạnh trong 2 quý vừa qua bởi nhu cầu quần áo hồi phục trên các thị trường xuất khẩu.

(Vinanet)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo