Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bangladesh sẽ mua gạo ổn định từ Việt Nam

picture
Việt Nam đã xuất khẩu sang Bangladesh hơn 350 nghìn tấn gạo các loại, thu về gần 120 triệu USD trong năm 2010.

Sáng 18/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Quản lý Lương thực và Thiên tai Bangladesh Muhammad Abdur Razzaque đã ký bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Bangladesh về thương mại gạo.

Bản ghi nhớ này sẽ là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ mua bán gạo ổn định, giúp phát triển quan hệ đối tác chiến lược về cung cấp lương thực giữa Việt Nam và Bangladesh. Qua đó, tiếp tục khẳng định Việt Nam là một trong những nước cung cấp gạo hàng đầu đối với khu vực và thị trường thế giới.

Bangladesh là thị trường lớn trong khu vực Nam Á với dân số 165 triệu người. Mặc dù là nước sản xuất gạo lớn thứ 4 trên thế giới với sản lượng hơn 30 triệu tấn/năm, nhưng do dân số tăng nhanh, thiên tai thường xuyên xảy ra đã khiến sản lượng gạo không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Vào năm 2009, quốc gia này đã phải nhập khẩu bổ sung khoảng 3 triệu tấn lương thực. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện nay nhu cầu nhập khẩu gạo đồ và mới đây là gạo trắng của quốc gia này tương đối ổn định và có xu hướng ngày càng tăng trong những năm tới (nhằm tăng lượng gạo dự trữ lên con số 3 triệu tấn vào năm 2020).

Người tiêu dùng Bangladesh cũng rất hài lòng với chất lượng gạo của Việt Nam. Trong khi đó, giá gạo của Việt Nam không chỉ cạnh tranh mà vị trí địa lý giữa hai nước lại không xa.

Năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã đạt 228 triệu USD, tăng 250% so với năm 2009. Trong số này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bangladesh là trên 253 triệu, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, sắt thép, sợi, vải, máy móc thiết bị, điện thoại di động… Năm qua, mặt hàng gạo đã chiếm tỷ trọng tới 46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu khi đạt gần 120 triệu USD.

(Theo Vneconomy)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Trái cây Việt Nam đến các thị trường lớn
  • Tăng chất lượng xuất khẩu cá tra
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam
  • Xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng đẩy giá thế giới giảm mạnh
  • Xuất khẩu gạo: Năng nhặt chặt bị!
  • Xuất khẩu cà phê có thể vượt 2 tỷ USD
  • Chôm chôm Việt Nam vào thị trường Mỹ
  • Xuất khẩu nhuyễn thể chỉ lo nguồn nguyên liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo