Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chặn nhập khẩu tràn lan

Nhiều mặt hàng nhập khẩu sẽ vấp phải rào cản thuế, ngoại tệ...

Thực hiện chủ trương kiềm chế nhập siêu của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã và đang ban hành những biện pháp kỹ thuật cụ thể. Theo đó, từ nay đến cuối năm 2010, một số mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu... sẽ bị hạn chế đưa vào VN.

Chính thức dựng hàng rào kỹ thuật

Danh mục hàng hóa thuộc diện nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu do Bộ Công Thương công bố lên đến khoảng 1.500 mặt hàng. Đó là các mặt hàng ô tô, điện thoại di động, thịt và phụ phẩm thịt; rau và một số loại củ; ngũ cốc; thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá; tinh dầu và các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh...
 
Ngay sau đó, Bộ Tài chính cũng tuyên bố sẽ vừa áp dụng linh hoạt các công cụ thuế, phí, lệ phí vừa dùng các biện pháp thích hợp để kiểm soát nhập khẩu.
 
Trong khi đó, Ngân hàng (NH) Nhà nước đã chính thức siết ngoại tệ để nhập khẩu một số mặt hàng theo đề nghị của Bộ Công Thương. Các mặt hàng đầu tiên được đưa vào danh sách hạn chế cho vay ngoại tệ để nhập khẩu là thép, đường, muối và phân NPK.
 
Theo đó, thống đốc NH Nhà nước yêu cầu các NH thương mại kiểm soát chặt chẽ, hạn chế cho vay bằng ngoại tệ và cho vay bằng đồng Việt Nam mua ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu những mặt hàng này. NH Nhà nước chi nhánh tỉnh, TP phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện cho vay phù hợp với quy định của pháp luật và hướng dẫn nêu trên.
 
Bộ Công Thương cũng thiết lập hàng rào kỹ thuật đối với mặt hàng thép nhập khẩu. Cụ thể là áp dụng chế độ nhập khẩu tự động đối với hai chủng loại thép cán nguội khổ hẹp và thép cuộn kể từ ngày 5-7 đến 31-12.
 

 
Sắt thép nhập khẩu về cảng Sài Gòn - TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY
 
Đối với mặt hàng muối, doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan chỉ được phép nhập 3 loại muối, gồm muối NaCl thô, muối NaCl tinh khiết dùng trong y tế, thí nghiệm, xử lý nước, công nghiệp hóa chất và muối NaCl tinh khiết dùng trong tiêu dùng ăn trực tiếp, công nghiệp thực phẩm. Thời gian áp dụng từ ngày 1-6 đến 31-12.
 
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến soạn thảo thông tư liên tịch về hướng dẫn nhập khẩu ô tô mới dưới 16 chỗ ngồi. Theo đó, ô tô mới dưới 16 chỗ ngồi sẽ chỉ được làm thủ tục hải quan tại 5 cửa khẩu cảng biển quốc tế, gồm: Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. Mặt hàng ô tô cũ cũng tăng điều kiện nhập khẩu, chỉ được phép nhập về VN khi có chứng nhận đăng kiểm.
 
Biện pháp tình thế cần thiết

Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép VN, cho biết các nhà máy thép trong nước hiện chỉ chạy 50% công suất nhưng thép nhập khẩu vẫn ào ạt tràn vào thị trường là một nghịch lý. Năm 2009, VN đã nhập khẩu gần 6 triệu tấn thép các loại, trong đó có thép cán nguội, thép cuộn là những sản phẩm trong nước sản xuất được và đã dư thừa.
Ba tháng đầu năm 2010, đã có 57.000 tấn thép cuộn và 68.000 tấn thép mạ các loại trong tổng số 1,7 triệu tấn thép thành phẩm được nhập về VN. Nếu hạn chế nhập khẩu hai loại thép này trong thời gian tới sẽ tiết kiệm được khoảng 700 triệu USD, góp phần giảm nhập siêu cũng như giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.
Việc hạn chế nhập khẩu điện thoại di động nhận được những phản ứng khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng đây là mặt hàng thiết yếu, kim ngạch nhập khẩu không đáng kể, đánh thuế cao sẽ đẩy giá bán lên và tạo điều kiện cho hàng lậu, hàng xách tay tràn vào. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết thuế nhập khẩu điện thoại di động hiện là 0% theo cam kết trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN và Trung Quốc nên sẽ tính khả năng đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại đắt tiền.
 

Cần nhiều biện pháp phối hợp

TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, cho biết việc hạn chế sử dụng hàng tiêu dùng là biện pháp tình thế cần áp dụng ngay nhưng sẽ không có hiệu quả cao vì tổng kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng này chỉ chiếm hơn 10% nên cần phối hợp với nhiều biện pháp khác.

Đánh giá về hiệu quả của các biện pháp hành chính để kiềm chế nhập siêu, TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (ĐH Quốc gia Hà Nội), thận trọng cho rằng tuy áp dụng trong ngắn hạn nhưng có thể làm méo mó hoạt động kinh tế, làm đảo lộn kế hoạch của doanh nghiệp và có thể gây tăng giá bán nếu “liều lượng” không thích hợp.

(Theo nld online)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo