Mới đây, bộ Công thương dự tính triển khai các giải pháp để hạn chế nhập khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm, trong nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu vốn đã quá cao: 25% trong quý 1. Trong quý 1, nhập khẩu các mặt hàng nhóm này tăng rất mạnh. Chỉ trong hai tháng đầu năm đã đạt khoảng 280 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, cách thức mà bộ Công thương định làm có nhiều điểm bất hợp lý.
Thứ nhất, thử nhìn lại cơ cấu nhóm hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu năm 2009 sẽ thấy có những mặt hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng cũng có nhiều mặt hàng được nhập khẩu để tiêu dùng. Nhưng theo bộ Công thương, ngoài mặt hàng sữa, các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu để tiêu dùng khác đều là những mặt hàng không thiết yếu, không khuyến khích nhập khẩu...
Bộ Công thương lại một lần nữa đưa ra các giải pháp như: cấp giấy phép nhập khẩu tự động, tăng thuế nhập khẩu… Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế cấp phép nhập khẩu tự động với hàng nông sản, thực phẩm trước đây đã được áp dụng nhưng phải bỏ do thường xuyên gây ách tắc. Giải pháp tăng thuế nhập khẩu cũng cần phải xem xét trên cơ sở khung thuế suất đã cam kết theo các hiệp định thương mại đã ký kết…
Giải pháp quan trọng nhất để vừa đảm bảo hạn chế các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu là siết chặt các quy định về kiểm tra chất lượng, vệ sinh sản phẩm. Hiện nay, do các doanh nghiệp phản ánh hàng thực phẩm nhập khẩu mau hỏng và thiếu kho chuyên dụng tại cửa khẩu nên cơ quan quản lý đã cho phép được tạm thông quan sau khi có giấy đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và được chính thức thông quan khi có thông báo kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, theo bộ Công thương, thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã bán hết hàng trước khi được cơ quan hải quan cho chính thức thông quan.
Một vấn đề khác là hiện nay, tại các cửa khẩu, việc thiếu phương tiện kiểm tra, thiếu cán bộ chuyên môn, hầu hết các nơi không có đủ kho chứa chuyên dụng hàng nông sản, thực phẩm… nên việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh thực phẩm với nhóm hàng nông sản, thực phẩm không được chặt chẽ. Do đó, vấn đề kiểm soát nhóm mặt hàng này không cần phải dùng đến các biện pháp hành chính như cơ chế giấy phép nhập khẩu tự động mà cần đầu tư vào cơ sở, hệ thống thiết bị kiểm tra, kiểm soát, siết chặt, bổ sung thêm các quy định về chất lượng, độ an toàn của hàng nông sản, thực phẩm và tăng cường kiểm tra, kiểm dịch với nhóm mặt hàng này là đủ.
(Theo Phạm Anh // SGTT Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com