Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liên minh châu Âu cắt giảm thuế nhập khẩu chuối

tinkinhte.com

Liên minh Châu Âu đã phê chuẩn một thỏa thuận cắt giảm thuế đối với nhập khẩu chuối. Quyết định này như một tín hiệu giúp kết thúc cuộc tranh luận thương mại lâu dài nhất của thế giới.

Theo thỏa thuận này, các nhà sản xuất chuối tại Mỹ Latinh sẽ buộc phải tuân theo mức thuế nhập khẩu thấp hơn của EU. Giải pháp này cũng sẽ tạo thêm tính cạnh tranh với các nhà sản xuất tại Châu Phi và Caribe, những người không phải trả thuế. Đồng thời, theo thỏa thuận sẽ được ký trong 6-9 tháng tới này giá chuối có thể giảm tới 12%. Cụ thể, thuế nhập khẩu chuối sẽ được cắt giảm từ 176 Euro/tấn (tương đương 256 USD/tấn) xuống còn 148 Euro/tấn. Những cắt giảm thêm nữa sẽ được thực hiện trên một cơ sở hàng năm so với 7 năm tới xuống mức 114 Euro/tấn.

Thỏa thuận này đã được rất nhiều đại diện thương mại ký tắt tại Geneva vào chiều thứ 3 (15/12). Ông José Manuel Barroso - Chủ tịch của Ủy ban Châu Âu cho biết “Tôi vui mừng rằng chúng ta đã bước đầu tìm thấy một cách để giải quyết những tranh luận về nhập khẩu chuối với thỏa hiệp thuận lợi cho tất cả các bên. Đây là một động lực thúc đẩy quan trọng cho hệ thống đa phương này”.

Cuộc tranh luận lâu dài

Thỏa thuận này có khả năng giúp kết thúc các cuộc chiến nhập khẩu chuối khởi đầu từ cách đây 16 năm khi thuế quan EU về nhập khẩu chuối được thiết lập. Trong năm 1975, các nước Caribe cũ đã được đưa ra một hạn ngạch nhập khẩu hào phóng.

Theo phóng viên Nigel Cassidy của Hãng tin BBC quan điểm này có thể giúp các nền kinh tế của các thuộc địa Châu Âu cũ hay các quốc gia phụ thuộc phát triển độc lập không cần nhờ cậy tới hỗ trợ nước ngoài. Mặc dù vậy, các nhà sản xuất chuối Mỹ Latinh cùng với  Mỹ từ lâu đã phàn nàn rằng hệ thống này không công bằng. Quan điểm này cũng được Tổ chức thương mại thế giới WTO ủng hộ. Tổ chức này đã từng tuyên bố rằng thuế đánh vào nhập khẩu chuối này là bất hợp pháp.

Tuy không phải là một nhà sản xuất chuối, Mỹ là nơi hoạt động của các nhà sản xuất chuối lớn nhất tại Mỹ Latinh bao gồm Del Monte và Dole.

Khoản bồi thường

Giải pháp này có thể gây bất lợi cho ngành sản xuất chuối tại Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương (được gọi là các nước ACP) - những nơi không trả thuế nhập khẩu cho EU. Nhiều nước trong số này có nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào sản xuất chuối và nhờ vào thuế của EU để đảm bảo tiếp cận thị trường này.

Ông Errol Emmanuel - Giám đốc ủy nhiệm của Dominica Banana Growers Limited phát biểu trước Hãng tin BBC rằng thỏa thuận này sẽ tác động nhiều nhất tới những nông dân nghèo tại các đảo Windward. Ông nói “Những trang trại nhỏ này là thuộc sở hữu gia đình. Bạn có vợ và chồng và có thể là một hay hai người giúp đỡ…họ không có các nguồn lực để cạnh tranh với Doles và Del Montes, những công ty sở hữu những dải đất rộng lớn”.

Thỏa thuận này cũng bao gồm một khoản bồi thường cho Dominica và các nước ACP khác trị giá 200 triệu Euro. Thị trường chuối Châu Âu lớn nhất thế giới với 5.5 triệu tấn nhập khẩu vào năm ngoái.

(Theo Bùi Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp // BBC)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo