Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2009 giảm nhẹ

Theo số liệu mới nhất  của chính  phủ liên  bang Hoa  Kỳ, năm  2009, nhập  khẩu tôm  vào nước  này giảm  cả về  khối lượng  và giá  trị. Năm  2009, khối  lượng nhập  khẩu tôm  của Mỹ  đạt 552,2  nghìn tấn,  giảm 2,5%  so với  năm 2008  (566,5 nghìn  tấn), giá  trị đạt  3,78 tỷ  USD, giảm  7,8% so  với đầu  năm (4,1  tỷ USD).

Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), năm 2009, Trung Quốc xuất khẩu hơn 20,4 nghìn tấn tôm bao bột đông lạnh sang Mỹ, trị giá 90,6 triệu USD, giảm so với 21,3 nghìn tấn (92,9 triệu USD) của năm 2008. Xuất khẩu tôm bao bột đông lạnh của Thái Lan sang Mỹ cũng giảm từ 11,1 nghìn tấn năm 2008 xuống 10,9 nghìn tấn, trị giá 70,6 triệu USD.  

Năm 2009, Thái Lan đã đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng tôm chế biến sẵn đông lạnh, từ 58,9 nghìn tấn, trị giá 444,9 triệu USD năm 2008 lên 65,3 nghìn tấn, trị giá 492,1 triệu USD năm 2009. Trung Quốc cũng tăng từ 8,8 nghìn tấn lên 11,4 nghìn tấn; Inđônêxia giữ ở mức 8,1 nghìn tấn.

Thái Lan cũng gia tăng xuất khẩu tôm thịt đông lạnh, từ 52 nghìn tấn (394 triệu USD) lên 61,7 nghìn tấn (452,6 triệu USD). Inđônêxia vẫn giữ mức 36 nghìn tấn, nhưng giá trị giảm xuống 262,4 triệu USD. Nhìn chung, Mỹ nhập khẩu 184,6 nghìn tấn tôm thịt đông lạnh năm 2009, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng nhẹ so với 183,7 nghìn tấn năm 2008 nhưng giá trị lại giảm so với  1,36 tỷ USD.

Đối với mặt hàng tôm vỏ đông lạnh, theo báo cáo của NMFS, Mêhicô là nhà cung cấp hàng đầu tôm cỡ 15-20 cho Mỹ mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm từ 6,7 nghìn tấn (76,4 triệu USD) năm 2009 xuống 5,3 nghìn tấn (49 triệu USD). Thái Lan vẫn giữ mức 3,1 nghìn tấn, trong khi Inđônêxia giảm từ 3,1 nghìn tấn xuống 2,7 nghìn tấn. Như vậy, năm 2009, Mỹ đã nhập tổng cộng 16,7 nghìn tấn tôm cỡ này, trị giá 147,3 triệu USD, giảm so với 21,5 nghìn tấn (220,2 triệu USD) năm 2008.

Tôm cỡ 21-25, Mêhicô đã mở rộng thị phần và trở thành nhà cung cấp chính cho thị trường Mỹ, đưa lượng xuất khẩu từ 12,6 nghìn tấn, trị giá 118,1 triệu USD năm 2008 lên 16,7 nghìn tấn, trị giá 138,7 triệu USD. Thái Lan tăng từ 5,4 nghìn tấn lên 5,5 nghìn tấn, trong khi Inđônêxia giảm mạnh từ 5,7 nghìn tấn (trị giá 45,4 triệu USD) xuống 2,5 nghìn tấn (17,8 triệu USD). Tổng nhập khẩu tôm cỡ này vào Mỹ đạt 30,7 nghìn tấn, trị giá 241 triệu USD, tăng nhẹ so với 30,2 nghìn tấn nhưng giảm về giá trị so với 260,9 triệu USD năm 2008.

Tôm cỡ 26-30, Thái Lan đã vượt Inđônêxia để trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho Mỹ, đưa lượng xuất khẩu từ 10,2 nghìn tấn (69,2 triệu USD) lên 11,4 nghìn tấn (71,7 triệu USD). Xuất khẩu của Mêhicô tăng gần gấp đôi từ 4,2 nghìn tấn lên 8,1 nghìn tấn. Tổng khối lượng nhập khẩu của Mỹ đạt 35,6 nghìn tấn, trị giá 239 triệu USD.

Tôm cỡ 31-40, Êcuađo đã xuất khẩu khối lượng lớn nhưng vẫn đứng sau Thái Lan. Xuất khẩu của Thái Lan tăng từ 12,8 nghìn tấn (77 triệu USD) lên 13,8 nghìn tấn (79,9 triệu USD); Êcuador tăng từ 7,8 nghìn tấn lên 10,7 nghìn tấn (60,6 triệu USD); Inđônêxia giảm từ 10,7 nghìn tấn xuống 6,5 nghìn tấn. Tổng khối lượng nhập khẩu tôm cỡ này của Mỹ tăng từ 42,5 nghìn tấn (264,4 triệu USD) lên 45,2 nghìn tấn (266,5 triệu USD).

Tôm cỡ 41-50, Êcuađo trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Mỹ với 11,6 nghìn tấn (58,6 triệu USD). Trong khi đó, Thái Lan giảm từ 8,5 nghìn tấn xuống 6,2 nghìn tấn. Tổng khối lượng nhập khẩu vào Mỹ giảm từ 31,5 nghìn tấn (181 triệu USD) năm 2008 xuống 29,1 nghìn tấn (152 triệu USD) năm 2009.

Tôm cỡ 51-60, Êcuađo đã vượt Thái Lan để trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Mỹ với lượng xuất khẩu tăng từ 9,9 nghìn tấn (53,3 triệu USD) lên 10,6 nghìn tấn (49,7 triệu USD). Tổng nhập khẩu vào Mỹ giảm từ 31,7 nghìn tấn (173,5 triệu USD) xuống 24,2 nghìn tấn (118 triệu USD).

Tôm cỡ 61-70, Êcuađo vẫn vượt qua Thái Lan mặc dù xuất khẩu giảm từ 7 nghìn tấn (36,8 triệu USD) xuống 5,6 nghìn tấn (24,6 triệu USD). Xuất khẩu của Thái Lan cũng giảm gần một nửa từ 4,2 nghìn tấn xuống 2,9 nghìn tấn, trong khi tổng nhập khẩu tôm cỡ này vào Mỹ năm 2009 đạt 13,2 nghìn tấn, trị giá 63,8 triệu USD, giảm so với 18 nghìn tấn, trị giá 93,1 triệu USD năm 2008.

Tôm cỡ dưới 15, nhập khẩu vào Mỹ giảm từ 23 nghìn tấn (285,1 triệu USD) xuống 18,3 nghìn tấn (204,2 triệu USD), trong đó nhập khẩu từ Việt Nam đạt 5,4 nghìn tấn, trị giá 74,8 triệu USD tăng so với năm 2008 là 4,7 nghìn tấn (63,7 triệu USD); nhập khẩu từ Mêhicô giảm từ 5,3 nghìn tấn (72,2 triệu USD) xuống 3,8 nghìn tấn (37,9 triệu USD).  

Tôm cỡ trên 70, Mỹ chỉ nhập 9 nghìn tấn, trị giá 56,2 triệu USD, trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ Êcuađo với 3,6 nghìn tấn, trị giá 14,3 triệu USD; nhập từ Thái Lan giảm từ 2,3 nghìn tấn xuống 725 tấn.

(vasep)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Tình hình nhập khẩu phân bón tháng 1/2010
  • Xuất khẩu của Nhật Bản tăng tháng thứ hai liên tiếp
  • Xuất khẩu 100 ngàn tấn bột barit
  • Xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc sang Nhật Bản
  • Xuất khẩu chè của Bănglađét liên tục giảm
  • “Truân chuyên” xuất khẩu
  • Đã nhập siêu 1,6 tỷ USD
  • Xuất khẩu 7 cẩu trục sang Indonesia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo