Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập siêu chín tháng giảm 23%

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong tháng 9 ước đạt 8,3 tỉ đô la Mỹ, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chín tháng đầu năm 2011 đạt khoảng 70 tỉ đô la, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2010.

Nhìn chung trong chín tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của phần lớn các mặt hàng đều tăng khá. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ yếu ước đạt trên 15 tỉ đô la. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhiên liệu và khoáng sản chủ yếu đạt trên 8,4 tỉ đô la, đặc biệt tăng mạnh ở các mặt hàng gồm dầu thô, xăng dầu, quặng và khoáng sản khác. Xuất khẩu từ các mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu đạt 46,7 tỉ đô la. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực như điện thoại và linh kiện, dệt may, giày dép, chất dẻo nguyên liệu, thép và sản phẩm thép, sợi dệt, các loại túi xách, va ly, ô, dù và sản phẩm hóa chất… tăng khá cao. Cùng trong nhóm này, các mặt hàng giảm sút kim ngạch xuất khẩu là thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh, hóa chất, đá quý và kim loại quý, máy ảnh, máy quay phim và phụ tùng, cùng với các mặt hàng mây tre, cói, thảm…

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 9 ước đạt 9,3 tỉ đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu chín tháng đầu năm 2011 đạt trên 76,8 tỉ đô la, tăng 26,9% so cùng kỳ năm 2010, tương ứng mức tăng 16,3 tỉ đô la.

Phần lớn các mặt hàng nhập khẩu quan trọng đối với sản xuất trong nước đều đạt kim ngạch khá cao so với cùng kỳ năm 2010. Cụ thể, kim ngạch các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cần thiết phải nhập khẩu chiếm tới gần 82,7% tổng kim ngạch nhập khẩu chung và tăng tới 49% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, tăng nhiều nhất là sợi dệt, lúa mì, xăng dầu, phân hóa học, khí đốt hóa lỏng, cao su, chất dẻo nguyên liệu và dầu thực vật. Kim ngạch các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cần thiết phải kiểm soát nhập khẩu cũng tăng tới 68,5% so với cùng kỳ năm 2010.

Tuy vậy, mức tăng mạnh chỉ ở mặt hàng đá quý và kim loại quý (chủ yếu là vàng) với mức tăng tới hơn 323%, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy tăng 38% và phế liệu sắt thép tăng 36%. Kim ngạch các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cần hạn chế nhập khẩu chỉ còn tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2010, thấp nhiều so với với tốc độ tăng chung của kim ngạch nhập khẩu.

Trong các tháng gần đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu luôn cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu và khoảng cách giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu đang được thu hẹp dần. Mức nhập siêu tháng 9 có thể đạt khoảng 1 tỉ đô la. Như vậy, tổng mức nhập siêu chín tháng đầu năm có thể ở mức 6,84 tỉ đô la, giảm gần 23% so với cùng kỳ năm 2010. Nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu thì mức nhập siêu nói trên chỉ bằng 9,77%.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Giày da bớt đổ dồn vào thị trường EU
  • DN nhập khẩu VN: Xe tải và chiến thuật cải tiến
  • Xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico tăng nhanh
  • VN có thể là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
  • Cho phép nhập khẩu 50.000 tấn muối
  • Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng giá trên 50%
  • Xuất khẩu gạo tháng Tám không đạt như mong đợi
  • Xuất khẩu gỗ: mừng lo đan xen
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo