Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm đầu ra cho hàng dệt-may xuất khẩu

Năm 2009 được đánh giá là năm đầy khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu (XK) hàng dệt-may Việt Nam. XK hàng dệt-may không những đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu của các thị trường mà còn bị tác động tiêu cực về giá cả. Tuy nhiên, theo dự kiến của Sở Công thương, kim ngạch XK hàng dệt-may của thành phố trong năm 2009 sẽ đạt 160 triệu USD, tăng 9,9% so với năm trước. Song giai đoạn cuối năm, ngoài việc phấn đấu hoàn thành kế hoạch, cũng là lúc các DN đang tất bật chuẩn bị các hợp đồng mới, tìm đầu ra cho sản phẩm của năm tiếp theo.

Công ty CP Dệt-may 29-3 sản xuất 3 ca/ngày cho kịp thời gian giao hàng.

Ổn định được đầu ra, đó là mục tiêu mà tất cả các DN XK nói chung, DN XK hàng dệt-may nói riêng luôn hướng đến. Tuy nhiên, trong thời gian qua, trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, những DN sản xuất và XK hàng dệt-may đang đứng trước những khó khăn nhất định. Lĩnh vực sản xuất và XK hàng dệt-may đã hình thành một chu kỳ mới, khi sức cạnh tranh của nhiều nước có thế mạnh trong ngành này sụt giảm dần.

Các nhà nhập khẩu của thị trường Mỹ, EU tăng cường củng cố năng lực mặc cả, đặt mua hàng với khối lượng lớn, đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh... buộc các nhà XK phải thích ứng và nâng cao năng lực nghiệp vụ. Điều đó đòi hỏi những DN lớn mới có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu này. Trong khi đó, hầu hết DN sản xuất và XK hàng dệt-may ở Việt Nam là DN vừa và nhỏ, nên gặp khó khăn khi tiếp cận cơ hội cung cấp vải vóc, sợi tự nhiên, sợi tổng hợp, quần áo may sẵn... Bên cạnh đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt-may hàng đầu thế giới nhưng trước sức ép của khủng hoảng tài chính, thị trường này co cụm lại, kim ngạch nhập khẩu vào nước này chỉ ước đạt 50 tỷ USD trong năm 2009.

Theo bà Phạm Thị Xuân Nguyệt, Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt-may 29-3, trước sức ép về thị trường, yêu cầu của nhà nhập khẩu các nước, nhất là Mỹ, công ty đã chủ động tìm hướng đi riêng phù hợp với thực tế như tìm khách hàng mới, thị trường mới, mở rộng quan hệ với nhiều đối tác trong cùng một thời điểm, tăng cường tiếp cận các nhà nhập khẩu phù hợp với khả năng sản xuất của DN. Từ đó, chú trọng việc tìm kiếm các đơn đặt hàng lớn, ít gia công.

Tuy nhiên, do số lượng các đơn đặt hàng lớn ít dần, các đơn hàng nhỏ, nhiều mã tăng lên. Đây vừa là khó khăn cũng là thuận lợi đối với DN. Khó khăn là các đơn hàng nhỏ nên đòi hỏi việc lên chuyền sản xuất và xuống chuyền phải nhanh, công tác chuẩn bị sản xuất gấp rút và chính xác hơn, thời gian giao hàng liên tục, doanh thu thấp so với sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp... Thuận lợi là đa dạng hóa khách hàng, thị trường tiêu thụ, sắp xếp lại tổ chức sản xuất hợp lý, tinh gọn, đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng...

Do chủ động đối mặt với thách thức nên kết quả XK của nhiều DN vẫn giữ vững và tăng trưởng. Công ty CP Dệt-may 29-3 trong 9 tháng đầu năm 2009 đạt tổng kim ngạch XK gần 19 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ. Hết quý 4-2009, DN hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu 21 triệu USD trong năm nay.

Bà Nguyệt cho biết: Hiện tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, hoạt động sản xuất của ngành dệt-may sẽ sớm khôi phục và phát triển trở lại. Thuận lợi lớn nhất hiện nay của hàng dệt-may Việt Nam là thị trường Nhật Bản. Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 20% ở thị trường này. Chính sách ưu đãi miễn thuế trong Hiệp định kinh tế song phương Việt - Nhật (VJEPA) vừa chính thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2009 là một động lực lớn để nhà nhập khẩu nước ngoài chuyển đơn hàng sản xuất vào Việt Nam. Các DN XK hàng dệt-may sẽ có nhiều thuận lợi cũng như củng cố phát triển trong những năm tới.

Còn ông Trần Văn Phổ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dệt-may Hòa Thọ cho rằng: Sự hồi phục của nền kinh tế thế giới, hàng dệt may Việt Nam XK vào thị trường Mỹ, EU đang có dấu hiệu khả quan so những tháng đầu năm.

Ngoài việc đang hồi phục đà tăng trưởng ở các thị trường chính, hàng dệt-may Việt Nam còn thành công trong việc mở rộng thị trường và tăng trưởng cao ở những thị trường mới: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Na Uy... Cùng với đó, các điều kiện thuận lợi về vốn vay, chính sách thuế của Chính phủ đã hỗ trợ cho các DN trong năm 2009, giúp DN vững vàng “cán đích”. Riêng Tổng Công ty CP Dệt-may Hòa Thọ sẽ tiếp tục thực hiện đa dạng hóa khách hàng, nguồn hàng, thị trường tiêu thụ... để từng bước phát triển sản xuất bền vững trong những năm tiếp theo.

 

(Theo Phương Uyên - Thái Hòa // Báo Đà Nẵng)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Bình Dương: Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 7 tỷ USD
  • Hào hứng xuất khẩu dệt may
  • Xuất khẩu ẩm thực Singapore tăng mạnh
  • Philippines sắp đấu thầu mua nhiều gạo
  • Ngành thép Trung Quốc gặp khó do cung vượt cầu
  • Indonesia kiểm soát khắt khe hơn đối với rau quả nhập khẩu
  • Xuất khẩu đường của Braxin:đạt 2,47 triệu tấn trong tháng 11/2009
  • Indonexia giữ thuế xuất khẩu dầu cọ ở 0%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo