Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tình hình xuất khẩu của cả nước trong tháng 1/2010

Tổng cục Hải quan Việt Nam vừa đưa ra báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu của cả nước trong tháng 1/2010, trong đó về xuất khẩu mặt hàng gạo đạt được thành tích khả quan nhất, xuất khẩu thuận lợi từ khối lượng, đơn giá, kim ngạch đến thị trường. Trong khi đó, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt khác tuy vẫn còn tụt giảm, nhưng ở nhiều mặt hàng đã xuất hiện một số tín hiệu khả quan.

+Gạo:

Lượng xuất khẩu trong tháng 1/2010 đạt 381 nghìn tấn, tăng 13%; đơn giá xuất khẩu bình quân đạt 538 USD/tấn, tăng 13,4%, nên kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 205 triệu USD, tăng 28,1% so với tháng trước.

So với tháng 12/2009, đơn giá xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng tăng ở hầu hết các thị trường, sang Philippin tăng 17%; sang Cuba tăng 13,8%, sang Đài Loan tăng 9,1%, sang Malaysia tăng 3,4%...

Tháng 1/2010 Việt Nam xuất khẩu gạo sang châu Á đạt gần 290 nghìn tấn, chiếm 76% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu với 210 nghìn tấn). Tiếp theo là Châu Mỹ 53,4 nghìn tấn, châu Phi 215 nghìn tấn, châu Âu 9,9 nghìn tấn và châu Đại Dương 6,3 nghìn tấn.

+Dầu thô:

Tháng 1/2010, Việt Nam xuất khẩu gần 808 nghìn tấn dầu thô, tăng 13,4% so với tháng trước. Đơn giá bình quân đạt gần 600 USD/tấn, tăng nhẹ 0,4% nên kim ngạch đạt 485 triệu USD, tăng 13,8% so với tháng 12/2009.

Mặt hàng dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường như: Ôxtrâylia 249 nghìn tấn, Singapo 224 nghìn tấn, Nhật Bản 108 nghìn tấn, Trung Quốc 57 nghìn tấn, Hoa Kỳ 55 nghìn tấn.

+Than đá

Lượng xuất khẩu trong tháng là 1,31 triệu tấn, giảm 45,8% và kim ngạch đạt 94 triệu USD, giảm 28,3% so với tháng 12/2009.

Dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu than đá của Việt Nam trong tháng qua là Trung Quốc với 900 nghìn tấn, chiếm 68,5% tổng lượng than xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc với 130 nghìn tấn, Nhật Bản 184 nghìn tấn, Thái Lan 61,9 nghìn tấn, Philippin 20 nghìn tấn…

+Hàng dệt may: Dẫn đầu về nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩua

Trong tháng 1/2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 810 triệu USD, giảm 8,2% so với tháng 12/2009. Hàng dệt may là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xaúat khẩu và chiếm gần 16,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong tháng 1/2010.

Trong tháng, Hoa Kỳ và EU vẫn là hai thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam, trong đó Hoa Kỳ đạt kim ngạch là 468 triệu USD và EU đạt kim ngạch là 136 triệu USD.

+Hàng giày dép: EU vẫn chiếm đến gần1/2 tỷ trọng xuất khẩu

Là nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 3 trong tháng của Việt Nam với kim ngạch đạt 402 triệu USD, giảm 14,9% so với tháng trước, chiếm hơn 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

EU tiếp tục là đối tác dẫn đầu về tiêu thụ hàng giày dép của Việt Nam với kim ngạch trong tháng đạt được là 198 triệu USD, chiếm 49,3% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.Tiếp theo là Hoa Kỳ 9,4 4 triệu USD, Nhật Bản 16,2 triệu USD, Mêxicô 15,2 triệu USD…

+Hàng thuỷ sản: xuất khẩu giảm gần 20% so với tháng 12/2009

Trong tháng thuỷ sản xuất khẩu đạt 313 triệu USD, giảm 19,4% so với tháng 12/2009. Hết tháng 1/2010, trị giá hải sản xuất khẩu sang EU đạt 75,7 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản 50,2 triệu USD, Hoa Kỳ 47,9 triệu USD, Hàn Quốc 25,8 triệu USD. Trị giá xuất khẩu mặt hàng này ở các thị trường khác là 113 triệu USD, chiếm 36,2% tổng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu của cả nước.

+Cà phê: Cả khối lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ

Xuất khẩu trong tháng đạt 141 nghìn tấn, giảm 3% về lượng xuất khẩu so với tháng 12/2009, và trị giá là 198 triệu USD, giảm 1,9%.

Thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng qua là: Đức 18,4 nghìn tấn, Hoa Kỳ 15,9 nghìn tấn, Italia 8,7 nghìn tấn, Nhật Bản 5,6 nghìn tấn, Bỉ với 28,4 nghìn tấn….

+Cao su: Đơn giá xuất khẩu tăng khá

Trong tháng xuất khẩu 47,8 nghìn tấn, giảm 47,2% so với tháng 12/2009. Đơn giá bình quân xuất khẩu mặt hàng trong tháng tăng 13,1% (tương đương tăng 286 USD/tấn), và trị giá đạt 118 triệu USD, giảm 40,2% so với tháng trước.

Tháng 1/2010, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của cao su Việt Nam với 32,8 nghìn tấn, chiếm tới 68,8% khối lượng xuất khẩu cao su của cả nước. Tiếp theo là Đài Loan 2,73 nghìn tấn, Hàn Quốc 2,35 nghìn tấn, Hoa Kỳ 1,87 nghìn tấn…

+Gỗ và sản phẩm gỗ : Thị trường Hoa Kỳ vẫn áp đảo

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong tháng là 287 triệu USD, giảm 9,2% so với tháng 12/2009.

Hết tháng 1/2010, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu nhóm hàng này nhiều nhất của Việt Nam với 114 triệu USD, tiếp theo là EU 77 triệu USD, Nhật BẢn 36 triệu USD, Trung Quốc 22 triệu USD, Hàn Quốc 8 triệu USD…

+Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: kim ngạch giảm hơn 11%

Trong tháng xuất khẩu nhóm hàng này là 230 triệu USD, giảm 11,4% so với tháng 12/2009.

Các thị trường chính trong tháng 1/2010 nhập khẩu sản phẩm này của Việt Nam là Hoa Kỳ 39,7 triệu USD, Nhật Bản 35,1 triệu USD, Thái Lan 20,3 triệu USD, Trung Quốc 19,6 triệu USD, Singapore 18,5 triệu USD…

+Đá quý, kim loại quý và sản phẩm: không tái xuất vàng

Hết tháng 1/2010, Việt Nam xuất khẩu hơn 18 triệu USD nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm, giảm 10,2% so với tháng trước và giảm đến 87,5% so với tháng 1/2009(do không tái xuất khẩu vàng). Nhóm mặt hàng này chủ yếu xuất sang các thị trường Pháp: 6,8 triệu USD, Nhật Bản: 2,5 tỉệu USD, Hoa Kỳ: 1,9 triệu USD, Thuỵ Sĩ 1,6 triệu USD…

Top 5 mặthàng xuất khẩu của Việt Nam từ 16-31/1/2010

(ĐVT: ngàn USD)

Hàng dệt may
426,999
Dầu thô
224,588
Giày dép các loại
204,404
Hàng thuỷ sản
174,832

Máytính, sản phẩm điệntử và linh kiện

119,431

 

 

(Theo Vinanet)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Philippine: Nhập khẩu ngũ cốc năm 2010/11 sẽ tăng
  • Xuất khẩu tháng 2 giảm tới 26%
  • ‘Đói’ hợp đồng xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cà phê Đắc Lắc: Lượng tăng, chất giảm
  • Nhật Bản: Xuất khẩu tăng nhờ phục hồi kinh tế khu vực Châu Á
  • Hàng thủ công mỹ nghệ: “Truân chuyên” xuất khẩu
  • Nhập khẩu kim loại màu năm 2009 tăng về lượng nhưng giảm về trị giá
  • Xuất khẩu 7 cẩu trục sang Indonesia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo