Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu cá tươi của Ma-rốc sang EU bị ngừng lại do quy định mới

Kể từ ngày 01/01/2010, xuất khẩu cá tươi của Ma-rốc trên thực tế đã phải ngừng lại, ít nhất là sang thị trường EU hoặc buộc phải tái xuất từ Liên minh châu Âu sang các nước khác.

Theo ông Ahmed Alaoui, Phó chủ tịch Liên đoàn quốc gia về nâng cao giá trị hải sản Ma-rốc (FENIP), lý do là các nhà xuất khẩu lo ngại hàng của họ bị tiêu huỷ hoặc nhượng lại cho các hiệp hội từ thiện. Điều này bắt nguồn từ Quy định số 1005 ngày 29/09/2008 của EU nhằm «ngăn ngừa, răn đe và loại bỏ việc đánh cá bất hợp pháp ». Quy định cũng chỉ rõ «cần phải đảm bảo việc khai thác tài nguyên biển một cách bền vững cả về mặt kinh tế, môi trường và xã hội ».  Mục tiêu này cũng được ghi trong Kế hoạch hành động quốc tế của FAO thông qua năm 2001 và được EU phê chuẩn cùng năm. Văn bản áp dụng Quy định trên đã được thông qua vào tháng 10/2009 và có hiệu lực ngày 01/01/2010. Tác động tiêu cực đối với Ma-rốc nằm ở chỗ khó có thể đáp ứng các tiêu chí đặt ra để  cấp giấy chứng nhận đánh bắt cá, nhất là những tiêu chí liên quan đến công cụ đánh bắt.

Theo ông Alaoui, những điều kiện này không tính đến các đặc thù trong nghề đánh bắt hải sản ở Ma-rốc, đặc biệt là ngành đánh bắt thủ công hiện sử dụng hơn 14.200 tàu thuyền (tất cả đều được đăng ký và cấp phép hoạt động). Nếu 1 nhà xuất khẩu mua cá của 300 thuyền, cần phải xuất trình từng ấy tờ khai đánh bắt. Trong nhiều trường hợp, đây là việc không thể vì nhiều chủ tàu thậm chí không có thói quen ký vào các giấy tờ. Vì vậy, một số chủ tàu đã vội vã nộp giấy chứng nhận bán cá trước khi ra khơi hay nói cách khác bán cá trước khi đánh bắt được.

Về phần mình, bà Zakya Drouich, Cục trưởng Cục Đánh bắt và Nuôi trồng thuỷ sản Ma-rốc cũng thừa nhận đây là « một thủ tục nặng nề » nhưng hứa sẽ giúp các nhà XK và chủ tàu sửa đổi dần dần mẫu khai báo của EU sao cho phù hợp với đặc thù ở Ma-rốc. Trong khi chờ đợi, Cục này đã cung cấp dịch vụ phôtôcopi cho các nhà chuyên nghiệp ngay tại các cảng cá trước khi tiến tới tin học hoá hệ thống này.

(Thitruongnuocngoai)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Châu Phi tăng cường nhập khẩu gạo chất lượng của Thái Lan
  • Xuất khẩu cà phê của Costa Rica giảm trong tháng 12/09
  • Xuất khẩu táo của Mỹ sang Đài Loan giảm
  • Xuất khẩu than tăng mạnh
  • Xuất khẩu thủy sản vào Nga tăng trưởng mạnh
  • Xuất khẩu cá tra hồi phục
  • Ấn Độ xuất khẩu 189,399 tấn cà phê trong năm 2009
  • Pakistan: Xuất khẩu đồ da giảm 27%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo