Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu của Ấn Độ giảm chậm lại

Theo nguồn tin Bloomberg, xuất khẩu của Ấn Độ trong tháng 10/2009 giảm ít nhất trong vòng 10 tháng do kinh tế thế giới Mỹ và Châu Âu hồi phục mạnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm xuất khẩu của Nam Á.

Theo Bộ trưởng Thương mại Rahul Khullar, xuất khẩu hàng hoá của Ấn Độ đã giảm 11,4% trong tháng 10 so với cùng tháng năm ngoái, đạt 12,5 tỷ USD, sau khi giảm 13,8% trong tháng 9.

Trong tháng 3, xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm 33,26%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/1995.

Các nền kinh tế Châu Á, từ Trung Quốc tới Singapore, đang hồi phục mạnh sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ thập niên 1930 do tỷ lệ lãi suất thấp kỷ lục và gói kích thích kinh tế hơn 2 nghìn tỷ USD giúp nhu cầu hồi phục.

Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc và thặng dư mậu dịch đều tăng trong tháng 10, trong khi đơn đặt hàng máy móc của Nhật Bản tăng trong tháng 9.

Bộ trưởng Tài chính Ashok Chawla cho rằng nền kinh tế 1,2 nghìn tỷ USD của Ấn Độ sẽ khó có thể trở lại mức tăng trưởng 9% cho tới khi kinh tế hồi phục hoàn toàn.

Xu hướng giảm xuất khẩu trên toàn cầu đang chậm dần lại bởi kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục. Mỹ đã trở lại tăng trưởng trong quý III năm nay sau một năm suy thoái, trong khi Pháp, Đức và Nhật Bẩn cũng đã thoát khỏi suy thoái.

Kinh tế Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Ấn Độ, đã tăng 3,5% trong quý tháng 7 – 9/2009.

Xuất khẩu của Ấn Độ trong 7 tháng kết thúc vào ngày 31/10/2009 giảm 26,5% xuống 90,4 tỷ USD. Một số lĩnh vực xuất khẩu đã bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng tích cực và bán hàng của Ấn Độ ra nước ngoài có thể sẽ bắt đầu tăng từ tháng 1 năm tới.

Xuất khẩu hoá chất và dược phẩm của Ấn Độ trong tháng 10 tăng 0,9% so với một năm trước đây, sau khi giảm 13,3% trong tháng 9.

Xuất khẩu quặng sắt của Ấn Độ trong tháng 10 đã tăng 315%, sau khi tăng 40,8% trong tháng 9, trong khi xuất khẩu gạo tăng 23% sau khi giảm 46,2% trong tháng 9.

Ấn Độ đang nỗ lực tăng xuất khẩu theo các hiệp định phát triển thương mại với các quốc gia khác.

(Vinanet)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo