Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu thủy sản vào EU: Ngơ ngác với quy định mới

Bốn ngày nữa, hàng thủy sản xuất khẩu(XK) vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ chịu tác động của luật IUU. Theo đó, các lô hàng buộc phải có giấy chứng nhận thể hiện thông tin về nguồn gốc và tính hợp pháp của sản phẩm. Nhưng đến nay hầu hết người dân vẫn chưa biết thông tin này.

Đúng một tuần trước khi IUU có hiệu lực, tại cảng cá Phước Tỉnh (huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu), các chủ tàu vẫn vô tư ra khơi mà không hay biết gì về IUU.

Chưa về tới dân

“IUU là cái gì tôi không biết. Lại một quy định nữa về vệ sinh an toàn thực phẩm à?” - anh Trà Văn Bé, chủ tàu 460 CV (mã lực) tại xã Phước Tỉnh, hỏi tỉnh rụi. Anh Bé cũng không biết có một quy chế triển khai cho các chủ tàu phải ghi nhật ký đánh bắt kể từ ngày 1-1-2010.

Không riêng anh Bé, hầu hết chủ tàu tại Phước Tỉnh vẫn chưa nhận được thông tin về IUU. Ông Phạm Tính, trưởng ban thủy sản xã, cho biết: “Quy chế hướng dẫn thực hiện IUU mới đến các ban ngành địa phương, còn việc tổ chức tập huấn cho các chủ tàu và chủ vựa phải đến 28-12 mới bắt đầu”.

Tuy nhiên, ông Tính cũng thừa nhận với 1.300 tàu cá lớn nhỏ, trong đó có 1.030 tàu trên 90 CV thì việc phổ biến các quy định IUU và tập huấn việc thực hiện quy chế chứng nhận thủy sản vào EU cho các chủ tàu sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Tại Bạc Liêu, ông Trần Văn Phúc, lão ngư ở cảng Gành Hào (huyện Đông Hải), thắc mắc: “Từ xưa đến nay ngư dân ở đây đánh bắt đâu có ghi nhật ký. Nếu phải bắt buộc ghi chép sổ sách, nơi khai thác, sản lượng bao nhiêu... sẽ rất phiền hà cho ngư dân. Đó là chưa kể việc nhiều người không biết chữ làm sao ghi nhật ký hàng hải”.

Nhiều chủ vựa cũng hầu như không biết quy định này của EU. Ông Trần Văn Sơn, chủ vựa hải sản ở cửa biển Trần Đề (Long Phú, Sóc Trăng), cho biết: “Tôi chuyên thu mua hàng khai thác biển mấy chục năm nay đâu có nghe ai yêu cầu phải ghi chép sổ sách về chuyện tôm cá đánh bắt ở đâu hay mua của tàu nào”.

Hơn nữa, hải sản được mua từ hàng chục, hàng trăm tàu thuyền của nhiều tỉnh khác nhau nên không thể biết hết nguồn gốc hàng hóa. Phó chủ tịch Hội Nghề cá VN ông Võ Thiên Lăng cho biết ngay cả quy chế chứng nhận thủy sản khai thác XK vào EU mà Bộ NN&PTNT ban hành ngày 4-12 cũng còn nhiều điểm chưa gắn liền với thực tế thì làm sao đưa đến được người dân. Vì vậy, thời gian này các bộ ngành vẫn đang tập huấn rồi chỉnh sửa cho hợp lý.

“Cần phải 5-6 tháng nữa mới có thể hoàn thiện văn bản và đưa về các địa phương. Còn để tập huấn cho người dân thành thạo các khâu trong văn bản này thì ít nhất một năm nữa mới xong” - ông Lăng cho biết.

Doanh nghiệp gặp khó

Sốt ruột nhất là các công ty XK thủy hải sản sang EU. Ông Trần Văn Dũng, tổng giám đốc Công ty CP Chế biến XNK thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (Baseafood), cho biết các doanh nghiệp đang rất sốt ruột và lo lắng trước tiến độ chuẩn bị cho IUU. Việc thực hiện quy định mới làm tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp vì phải xuống tận địa phương gặp chủ vựa và chủ tàu để lấy đủ chứng từ. Nhưng quan trọng hơn, nguồn hàng cho XK vào năm tới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu công tác chuẩn bị không kịp thời.

Theo quy định của EU, những lô hàng đánh bắt trước ngày 1-1-2010 sẽ không chịu tác động của IUU, tức là vẫn được XK bình thường. “Tuy nhiên lượng hàng này chỉ đủ cho các DN XK trong tháng 1-2010. Bắt đầu từ tháng 2 trở đi, nếu việc thực hiện triển khai quy chế chứng nhận thủy sản không kịp thì việc XK sang châu Âu sẽ gặp khó” - ông Dũng lo lắng.

Tương tự, bà Cao Thị Kim Lan - giám đốc Công ty Thủy sản Bình Định - cho biết công ty mới nhận được quy chế của Bộ NN&PTNT cách đây vài ngày và đã cử người đi tập huấn ngay tại Khánh Hòa. Bà Lan đánh giá doanh nghiệp sẽ phải làm thêm rất nhiều thủ tục, rất mệt mỏi. Chưa kể việc nhiều khách hàng e ngại chưa ký hợp đồng cho năm mới vì sợ VN không đáp ứng kịp quy định IUU.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản VN (VASEP), việc ban hành quy chế chứng nhận thủy sản vào EU của Bộ NN&PTNT đã đơn giản rất nhiều công việc cần làm. Điều quan trọng là triển khai quy chế này đến các địa phương. Hiện VASEP đang phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các hội nghị tập huấn những nội dung quy chế này ở nhiều khu vực khác nhau trên cả nước.

Ông Võ Thiên Lăng cho rằng xu thế kiểm soát khai thác thủy sản bất hợp pháp sẽ không chỉ có EU mà tương lai cả thế giới sẽ áp dụng. Đây là một cuộc cách mạng trong nghề khai thác thủy sản của VN nên dù khó khăn vẫn phải tiến hành.

(Báo Tuổi Trẻ)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo