Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ấn Độ sẽ xuất khẩu quả vải tươi sang Mỹ

Asit Tripathy - chủ tịch cơ quan phát triển xuất khẩu đã chế biến và nông sản Ấn Độ (APEDA) cho biết, sau 17 năm bị cấm, Ấn Độ đã tài xuất khẩu xoài sang Mỹ vào năm 2007. Giờ đây lần đầu tiên Ấn Độ sẽ xuất khẩu quả vải tươi sang thị trường này vào đầu mùa hè năm tới, sau khi hai nước đạt được thoả thuận về các vấn đề an toàn của loại quả này.

Chủ tịch Asit Tripathy cho biết thêm, “Chúng tôi  đang chuẩn bị xuất khẩu trái vải đến Hoa Kỳ lần đầu tiên. Các thủ tục xử lý loại trái cây này đã được 2 bên thông qua. Các nông dân ở Bihar, nơi sản xuất vải lớn nhất nước, sẽ là người hưởng lợi chính,”

Ranjan Kedia, người sáng lập công ty Radha Krishna Impex Ltd., nhà xuất khẩu trái vải lớn nhất Ấn Độ, cho biết các phương thức thực hiện đang được tiến hành và đơn chính thức sẽ được gửi đến cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA). Dự kiến đơn xin xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ được duyệt vào cuối năm nay.

Theo ông Tripathy, thoả thuận về công nghệ xử lý lạnh quả vải đã giúp người Mỹ không phải nhập khẩu những quả vải bị hun khói và mở đường để quả vải Ấn Độ có mặt tại thị trường này. Người nông dân ở Bihar, miền đông nước này, sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ thoả thuận vì đây là khu vực trồng vải lớn nhất nước, với sản lượng đạt hơn 200.000 tấn mỗi năm và quả vải nổi tiếng về sự tươi ngon.

Với sản lượng đạt 250.000 tấn, Ấn Độ là nhà sản xuất trái vải lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Bihar sản xuất gần 80% sản lượng của Ấn Độ. Quốc gia này xuất khẩu khoảng 1.300 tấn trái vải tươi và chế biến, chủ yếu đến châu Âu và các quốc gia châu Á. Mặc dù xuất khẩu quả vải tới Mỹ ước tính chỉ đạt gần 50 triệu rupee (1 triệu USD), song nhờ đó, Ấn Độ sẽ có thể tại lập chuỗi giá trị cao hơn cho thị trường nội địa và các nhà sản xuất trong nước chắc chắn cũng sẽ có vị thế cao hơn.

(Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Doanh nghiệp nhập khẩu sữa cần biết: Phương pháp phân loại và áp thuế mới đối với mặt hàng sữa
  • Hướng đi mới cho xuất khẩu vào Trung Quốc
  • Quản lý mối nguy hại trong chuỗi giá trị cá tra
  • Thị trường Việt Nam và Indonesia có sức hút lớn
  • Khai thác các thị trường Trung Đông và châu Phi
  • Doanh nghiệp cần biết
  • Doanh nghiệp cần biết: Giới thiệu thị trường Mali
  • Những điều cần biết khi xuất khẩu hoa vào thị trường EU
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo