Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EU cấm các loại thuốc diệt côn trùng nguy hiểm

Báo chí Đức cho biết lần đầu tiên Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua một dự luật nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là các loại thuốc gây độc hại cho sức khỏe con người trên phạm vi toàn Liên minh châu Âu (EU),.

Trước hết là những chất gây ung thư, làm biến đổi gien di truyền hoặc làm giảm và mất khả năng sinh sản...

Quy định này sẽ có hiệu lực ngay tức khắc và trước mắt đối với hai loại thuốc phải được loại bỏ ngay trong năm nay, còn khoảng 20 loại khác sẽ từng bước được loại bỏ khỏi thị trường từ nay đến năm 2018.

Luật mới cũng có giá trị đối với cả việc nhập khẩu các sản phẩm như nho từ Morocco và chuối từ các nước Nam Mỹ. Nếu các nước này muốn tiếp tục xuất sản phẩm của họ vào thị trường EU thì phải tuân thủ các quy định mới nêu trên.

Một quan chức của đảng Xanh ở Đức, bà Hiltrud Breyer cho biết đây là một "quyết định mang tính cách mạng" của EU.

Tuy nhiên, quy định cũng cho phép trường hợp ngoại lệ, ví như như toàn bộ vụ thu hoạch có nguy cơ bị thiệt hại do côn trùng gây ra mà không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải dùng thuốc hóa học để bảo vệ mùa màng. Song trường hợp ngoại lệ này sẽ được giới hạn thời gian và chỉ áp dụng đối với những nước có nguy cơ nói trên.

Việc kiểm soát nghiêm ngặt cũng được thực hiện đối với những loại thuốc bảo vệ thực vật không bị cấm.

Đặc biệt trong tương lai, việc cho phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phải tùy thuộc vào việc nó có gây tác hại tới loài ong chuyên thụ phấn hoa hay không. Mùa Xuân năm ngoái, riêng ở Đức có tới 300 triệu con ong bị chết, mà nguyên nhân được cho là do các loại thuốc diệt côn trùng.

Theo bà Breyer, với luật mới, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên phạm vi EU sẽ giảm đi và các nước thành viên phải có trách nhiệm đưa ra những chương trình hành động quốc gia của mình và quy định cụ thể việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. /.

(Theo Vietnamplus)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Hoàn 90% số thuế đầu vào cho DN xuất khẩu
  • Thủ tục hải quan năm 2009: Cửa đã "rộng"
  • Xuất khẩu ra thị trường... suy thoái
  • Nhiều rủi ro trong giao thương với khách hàng tại Hồng Kông
  • Cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Malaysia
  • Trung Quốc lập danh sách đen các nhà nhập khẩu nước ngoài
  • Lưu ý trong thanh toán xuất khẩu với một số doanh nghiệp Hà Lan
  • UAE, “địa bàn” mới cho hàng Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo