Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), UBTVQH đã cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; việc sửa đổi Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Một vấn đề quan trọng thuộc chính sách thuế đã được UBTVQH cho ý kiến là biểu khung thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập ưu đãi đối với một số nhóm hàng.
Trong đó, nhóm hàng được nhiều ý kiến quan tâm hơn cả là cá. Chính phủ đề nghị hạ mức khung thuế suất thuế nhập khẩu với một số mặt hàng cá xuống còn 0-26% và 0-27% (mức hiện hành là 10-26% và 10-27%).
Tuy đa số thành viên UBTVQH đồng tình với việc hạ thuế suất nhập khẩu, nhưng vẫn còn những ý kiến không tán thành hạ tối đa mức sàn thuế suất thuế nhập khẩu với mặt hàng cá (tới 0%), do e ngại ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển đánh bắt xa bờ, phát triển chế biến thủy sản trong nước. Thậm chí, việc hạ mức sàn “đột ngột và quá lớn” này có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gia tăng nhập khẩu thủy sản, tác động tiêu cực đến khai thác, tiêu thụ thủy sản trong nước, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân…
Nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh khác, nếu là nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu những mặt hàng thủy sản mà trong nước chưa nuôi, chưa đánh bắt được, hoặc có nhưng rất ít, không đủ chế biến thì “đề nghị của Chính phủ là hợp lý”. Hơn nữa, việc nhập khẩu nguyên liệu đó sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong nước, tạo điều kiện đáp ứng những đơn hàng lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo thêm công ăn việc làm.
Tổng hợp các ý kiến thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên chấp nhận đề nghị của Chính phủ. Như vậy, nghị quyết của UBTVQH về vấn đề này sẽ được sửa đổi theo hướng áp dụng khung thuế suất từ 0-26% và 0-27% với mặt hàng cá nhập khẩu.
Trạng thái xuất siêu trong tháng 7 đã không thể kéo dài thêm. Trong nửa đầu tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam lại ghi nhận mức thâm hụt xấp xỉ 256 triệu USD, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan.
Ghi lại ý kiến của ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành Văn phòng TPHCM của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro), về cách thức làm ăn với người Nhật và thâm nhập thị trường Nhật tại hội thảo “Hội nhập kinh tế thế giới”, do Công ty Điện tử Minh Trân tổ chức tuần qua.
Hiện số lượng các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo còn quá ít, do các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển các sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
Trung Quốc vẫn là một thị trường trọng điểm hàng đầu và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với một thị trường tiềm năng lớn như vậy, DN VN sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những mặt hàng chủ lực. Song, thị trường này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sau thảm hoạ động đất và sóng thần tháng 3-2011, nhu cầu tiêu dùng của Nhật Bản bị sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng dự báo sẽ tăng mạnh đối với một số hàng hoá trong thời gian khoảng một năm sau đó.
Theo Khoản 8 Điều 117 Thông tư số 79/2009/TT-BTC (20/4/2009) của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hoá XNK, đối với trường hợp NK nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hoá XK đã XK ra nước ngoài
Các nhà sản xuất hay nhà thương mại khôn ngoan đang quan tâm đến thị trường Mỹ rộng lớn thường sử dụng một công ty tư vấn nghiên cứu tốt để khảo sát tiềm năng.
Lựa chọn một thị trường khá xa xôi là Trung Đông để đầu tư, nhìn lại sau một thời gian khá dài, Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển thừa nhận, đây là thị trường giàu tiềm năng, phát triển rất tốt, nhưng không kém khắc nghiệt.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Bộ Công thương chính thức đưa ra cảnh báo đối với các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam về 7 DN lừa đảo tại Benin (Ma-rốc), gồm Ste.
Ngày 29.9.2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 188/2009TT-BTC về Ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất để áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu (không phân biệt xuất xứ hàng hoá).