Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng nội thất lớn nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thâm nhập sâu được vào thị trường này.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Việt Nam đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Thái Lan và Đài Loan xuất khẩu hàng nội thất vào Nhật Bản. Riêng nội thất văn phòng, Nhật đã vượt quaMỹ dể trở thành thị trường nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất của Việt Nam.
Các mặt hàng trang trí nội thất của Việt Nam đang được người tiêu dùng Nhật quan tâm như: đồ nội thất nhỏ, khung tranh ảnh, phụ kiện trang trí nội thất, đèn trang trí hiện đại, cây trang trí trong nhà, đồ trang trí bằng kính, gốm sứ, kim loại, hàng thủ công mỹ nghệ… đến các loại khăn trải bàn, trang trí bànăn, chăn ga, gối, sản phẩm dệt trong nhà tắm, rèm cửa…
Theo Chủ tịch Cty Essence và Cty Lepice, các sản phẩm nội thất của Việt Nam rất phong phú; nguyên liệu sẵn có do Việt Nam tự sản xuất cũng rất đa dạng. Bên cạnh đó, người ta Việt Nam có truyền thống cần cù, khéo tay và say mê với từng đường nét nghệ thuật của loại hàng này. Đặc biệt, Việt nam có nguồn nhân công tương đối rẻ, vì vậy có thể làm được nhiều loại sản phẩm với giá cả cạnh tranh.
Tại Hội chợ quốc tế về trang trí nội thất thế giới (Interior Lifestyle) vừa qua, các gian hàng của Việt Nam đã đón nhận lượng khách tham qua rất đông. Sản phẩm được khách hàng Nhật Bản quan tâm, không chỉ vì sự phong phú đa dạng mà còn vì sự độc đáo và giá trị gia tăng của sản phẩm. Các sản phẩm thêu tay của Hiệp Hưng khiến người Nhật trầm trồ thán phục sự tinh xảo, khéo léo. Sản phẩm của Cty Việt Tường cũng thu hút sự quan tâm của người Nhật bởi giá cả cạnh tranh. Đây chính là những nền tảng cơ bản giúp hàng nội thất Việt Nam bước chân vào thị trường Nhật một cách vững chãi, giúp người tiêu dùng Nhật hướng tới nội thất Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, một trong những điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp Việt Namđó là mẫu mã, màu sắc sản phẩm chưa được quan tâm đầu tư, cải tiến đúng mức.
Chủ tịch Cty Essence còn cho biết, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện nay đã phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, nhưng mẫu mã các sản phẩm xuất đi Nhật thì còn đơn điệu. Một số sản phẩm bằng vải vẫn bị phai màu hay bị co giãn sau khi giặt; hàng sơn mài mới chỉ chú ý làm tốt ở phần trên hoặc phần bên ngoài còn phần trong và phần đáy chưa được chú trọng hoặc chỉ làm qua loa. Hàng thê tuy công phu, nhưng hoạ tiết lại quá phức tạp hoặc màu sắc quá sặc sỡ. Đối với các sản phẩm quà tặng, thủ công mỹ nghệ, người tiêu dùng Nhật mua về không chỉ để phục vụ mục đích sử dụng mà còn để trang trí. Ở Nhật, việc quản lý chất lượng được thực hiện nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn JIS (tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản), chính vì vậy người Nhật luôn đòi hỏi khắt khe về chất lượng.
Để khắc phục những điểm yếu trên, ông cho rằng cần phải bắt đầu từ khâu cải tiến mẫu mã. Thiết kế sản phẩm là vấn đề nan giải nhất hiện nay của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn bán hàng vào thị trường Nhật Bản thì không thể làm theo mẫu mã để bán vào châu Âu. Thị hiếu của người Nhật khác với thị hiếu phương Tây. Nhà ở của người Nhật chật hơn nhà ở của các nước châu Âu nên hàng sơn mài hoặc đồ trang trí nội thất xuất sang Nhật Bản phải có kích thước nhỏ và xinh chứ không to như hàng xuất đi châu Âu. Người Nhật chuộng các gam màu nhẹ nhàng, thanh lịch; sản phẩm thêu tay chỉ thêu điểm nhẹ, trang nhã, không rối mắt.
Nếu Doanh nghiệp Việt Nam tìm được đối tác nhật Bản có người thiết kế sản phẩm thì khả năng thành công công ở Nhật sẽ cao hơn. Vì người thiết kế sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất và bán những gì thị trường Nhật cần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có. Khó khăn về tài chính nên ccs doanh nghiệp Việt Nam chưa có điều kiện thuê các nhà thiết kế nước ngaòi. Nhưng ngay cả các công ty có điều kiện tài chính cũng chỉ thuê các nhà thiết kế của Australia, New Zealand. Các nhà thiết kế châu Âu tạo ra sản phẩm để bán vào thị trường Nhật không thể hiệu quả bằng chính người Nhật thiết kế cho người Nhật. Các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng lợi thế sản phẩm tơ tằm của Việt Nam vào Nhật được hưởng thuế suất rất thấp, gần như bằng không. Thâm nhập vào thị trường Nhật Bản nếu chỉ bằng giá cả cạnh tranh thì không đủ mà sản phẩm phải có sự hấp dẫn, không những chỉ có giá trị sử dụng mà còn mang ý nghãi trang trí độc đáo.
Thâm nhập thị trường Nhật Bản là mong muốn của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những chiếc chìa khóa để mở cửa vào thị trường này là mẫu mã, mầu sắc sản phẩm cần phải được nghiên cứu sản xuất cho phù hợp với thị hiếu của người dân Nhật Bản. Hiện nay số lượng cán bộ, sinh viên của ta được gửi sang các nước Châu Âu để học về mỹ thuật, thiết kế ngày càng tăng nhưng tiếc rằng số người sang Nhật học trong các lĩnh vực này vẫn còn rất khiêm tốn.
Dưới đây xin giới thiệu Danh sách các trường mỹ thuật và thiết kế hàng đầu ở Nhật Bản, trong đó có 4 trường đầu tiên nằm trong Top 4 các trường đại học lớn của Nhật.
•1. Tokyo University of the Arts www.geidai.ac.jp
•2. Tama Art University www.tamabi.ac.jp
•3. Musashino Art University www.musabi.ac.jp/e-home
•4. ICS College of Arts www.ics.ac.jp/en/
5. Takarazuka University of Art and Design www.takara-univ.ac.jp
6. Tokyo Polytechnic University (Faculty of Arts) www.t-kougei.ac.jp/arts/index
7. Kuwasawa Design School www.kds.ac.jp
8. Tokyo Design Academy www.tda.ac.jp
9. Kyoto City University of Arts www.kcua.ac.jp
10. Kyoto University of Art and Design www.kyoto-art.ac.jp
11. Osaka University of Arts
www.osaka-geidai.ac.jp/geidai/english
(tổng hợp)
(Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com