Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm đường xuất khẩu vào Trung Đông

Theo Bộ Công thương, các quốc gia trong khu vực Trung Đông đang là thị trường tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khai thác trong bối cảnh hiện nay. Rất nhiều lĩnh vực hàng xuất khẩu mà doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác ở thị trường này.

Các mặt hàng xuất khẩu vào UAE năm 2008 khá khả quan, như hải sản đạt trên 28 triệu USD, giày dép đạt 24 triệu USD, vải đạt trên 26 triệu USD, hạt tiêu đạt trên 22 triệu USD, bánh kẹo, dây cáp điện, các sản phẩm công nghiệp khác cũng đạt con số xuất khẩu khá.
Không chỉ với UAE, xuất khẩu của các DN Việt Nam vào các thị trường khác trong khu vực Trung Đông cũng đạt được những ấn tượng. Xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của DN Việt Nam vào Thổ Nhĩ Kỳ năm 2008 đạt hơn 43 triệu USD, sản phẩm dệt may đạt trên 26 triệu USD, giày dép các loại đạt trên 20 triệu USD... Các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, linh kiện điện tử, cáp và dây cáp điện, máy điều hoà nhiệt độ... cũng là những sản phẩm đang có kim ngạch xuất khẩu ấn tượng vào khu vực Trung Đông.
Trong vài năm trở lại đây, các DN Việt Nam đã dần chú ý khai thác trở lại khu vực Trung Đông. Khu vực này được biết đến với khả năng thanh toán và sức mua lớn. Tuy nhiên, để khai thác thị trường này một cách hiệu quả trong thời gian tới, các DN Việt Nam cần chú ý nhiều đặc điểm thị trường.
“Điều lớn nhất mà các DN trong nước cần phải chú ý tới khi muốn xuất khẩu vào thị trường Trung Đông là đặc tính văn hoá. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành bại của DN, bởi sự khác biệt văn hoá lớn đang là rào cản khiến các DN trong nước khó tìm kiếm bạn hàng. Đặc tính cụ thể của thị trường cần được các DN nghiên cứu kỹ để tránh xảy ra những chuyện không đáng có trong kinh doanh”, DN Việt Nam có ý định tìm hiểu thị trường nào cần tìm hiểu thật cặn kẽ đặc tính của thị trường đó, bởi có rất nhiều đặc điểm khác với tập quán của Việt Nam.
Sự kiên trì là một yếu tố quan trọng để đưa đến sự thành công trong đàm phán hợp đồng. “Các DN cần biết một thực tế rằng, rất có thể đối tác theo đạo Hồi sẽ bỏ dở cuộc đàm phán để thi hành các nghi thức tôn giáo. Nếu không kiên trì sẽ rất khó đảm bảo DN có được một hợp đồng thành công. Thậm chí, các DN trong nước cần phải biết đặc tính kinh doanh của một số nước trong khu vực này là phụ thuộc vào thời tiết. Có thể, các doanh nhân trong khu vực sẽ ngừng việc kinh doanh tại hội sở vào giữa mùa hè nóng nực để dành thời gian đó tìm kiếm đối tác”.
Hình thức thanh toán cũng là một đặc điểm mà các DN cần chú ý khi ký kết hợp đồng. Các nước khác nhau thì ưa thích cách thức thanh toán khác nhau. Do đó, để tránh được những thiệt hại không đáng có, DN cần hết sức lưu ý tới đặc tính này của thị trường.
“Ngay cả lựa chọn đồng tiền làm phương tiện để thanh toán cũng là khâu quan trọng quyết định sự thành bại của hợp đồng. Các DN không nên chọn USD làm phương tiện thanh toán với Iran, vì điều đó có thể đưa lại những rủi ro cho DN hơn là việc DN chọn đồng tiền khác làm phương tiện thanh toán”,
 
Một thực tế cần được thừa nhận là cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam bổ sung rất tốt cho nhu cầu của khu vực Trung Đông. Vấn đề đặt ra với các DN ở thời điểm này là việc thiết lập các kênh thông tin về khả năng cung ứng hàng hoá. Chất lượng hàng hoá và việc thực hiện đúng hợp đồng là điều tiên quyết mang lại sự thành công cho xuất khẩu vào Trung Đông. “DN đừng nghĩ cần phải xuất hàng tốt hơn hợp đồng thì mới hiệu quả. Chỉ cần tuân thủ đúng hợp đồng mà hai bên đã ký kết thì uy tín của DN đã tăng lên rất nhiều trong những lần sau”.
Trong bối cảnh hiện nay, việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu của DN là yêu cầu rất quan trọng nhằm tăng kim ngạch. Trung Đông là khu vực còn nhiều tiềm năng để các DN khai thác. Tuy nhiên, biến tiềm năng này thành lợi thế của DN Việt Nam là cả một quãng đường dài, bởi đây cũng là nơi mà các nhà xuất khẩu khác trên thế giới quan tâm.
Vấn đề đặt ra là các DN có đủ dũng cảm tìm kiếm thông tin tại khu vực đầy bí ẩn này hay không. Và lời khuyên của các chuyên gia đối với DN cũng đáng tham khảo: trước khi đến thị trường này, DN hãy liên hệ với các thương vụ trong khu vực để tìm hiểu thông tin một cách tốt nhất nhằm giảm thiểu những rủi ro khi đi tìm thị trường mới.

(Theo Vinanet)

  • Lại nhập siêu trong nửa đầu tháng 8
  • Để làm ăn với người Nhật: Đừng ngồi chờ, hãy mạnh dạn!
  • Xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo: Cần hiểu “Halal” và “Haram”
  • Thị trường Trung Quốc: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Xuất khẩu sang Nhật: mặt hàng nào có lợi thế?
  • Những giải pháp hữu hiệu để xuất khẩu dịch vụ thành công
  • Cơ hội để các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh doanh
  • VCCI hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập thị trường Hoa Kỳ
  • "Chinh phục" lục địa đen
  • Cá tra và basa Việt Nam đáp ứng quy định an toàn thực phẩm của EU
  • Phê duyệt 44 chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2009
  • Thành lập Khu thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand
  • Đài Loan xác định 11 thi trường XK trọng điểm năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo