Nói tới bánh tráng phơi sương là người ta nghĩ ngay tới Trảng Bàng (Tây Ninh), bởi đây là một “thương hiệu” đã có từ hàng chục năm nay. Để có được vị trí này trong làng ẩm thực cả nước, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng phải vượt qua các loại bánh tráng nổi tiếng xưa nay của Nam bộ bằng phong cách rất riêng của mình.
Ai tới Trảng Bàng cũng có thể nghe câu ca:“Ai về xứ ấy Trảng BàngMua giúp một ràng bánh tráng phơi sương”
Ràng là một xấp 30 cái bánh tráng được cột lại sau khi nướng và phơi sương. Nhưng để có được ràng bánh này, trước hết người tráng bánh phải chọn loại gạo ngon. Đó là loại gạo được mua từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gạo Bằng Cốc, gạo So Miên, chí ít là gạo Nàng Miên đặc sản Tây Ninh. Gạo rặt, dằn chút muối, vo sạch, ngâm kỹ và thay nước nhiều lần trong 2 ngày trước khi đem xay. Để tráng bánh, mỗi nhà ở Trảng Bàng đều có một thợ riêng. Bàn tay chuyên nghiệp tráng bánh của thợ như thao tác của một nghệ sĩ múa chính hiệu. Đặc biệt, người thợ giỏi không cần giở nắp nồi bánh tráng, chỉ cần ngửi khói cũng biết bánh chín hay chưa. Đặc biệt, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng được tráng hai lớp nên dày hơn các loại bánh tráng khác. Bánh phải đạt yêu cầu kỹ thuật là sau khi chín bánh không được phồng rộp hay chuyển màu. Khi đó, bánh được dán lên vỉ, đem phơi nắng. Phơi bánh cũng đòi hỏi không được phơi quá nắng, bánh giòn, bể, không xài được; phơi thiếu nắng, bánh không đủ khô, rách khi gỡ, coi như công cốc! Bánh phơi xong, nướng sơ trên bếp than bằng vỏ đậu phộng. Vẫn chưa xong, vì còn phải đợi đêm xuống đem bánh phơi sương. Phơi trong vòng 5 phút, người ta phải liên tục trở mặt để bánh hấp thụ khí sắc của trời qua những hạt sương. Sau cùng, bánh được gói trong những bọc ni-lông để lúc nào cũng mềm.
Khi ăn, bánh được cắt làm tư. Người khéo tay chỉ dùng một miếng bánh ấy gói đủ các loại rau, thịt và dưa chua, theo đúng “bài bản” thưởng thức món ngon trứ danh này. Còn người vụng về thì phải “xài” tới hai miếng bánh tráng cắt tư! Theo “tập quán” ăn uống thời khẩn hoang của dân Nam bộ, các loại bánh tráng cuốn phải ăn kèm với rau. Nhưng, bánh tráng phơi sương “cầu kỳ” hơn, vì kèm với nó là hàng chục loại rau, biết tên rau này đã quên mất tên rau kia! Đó là những loại rau vườn như: tía tô, xà lách, rau răm, húng cây, húng lủi, quế, dưa leo, sao nháy, đọt chiếc, lá lụa,... Rồi rau mọc trong rừng, bờ ao, bờ sông, như: rau mặt trời, rau mặt trăng, rau trâm ổi, rau lộc vừng, rau ô dước, rau quế vị, diếp cá, chuối chát, đinh lăng, đọt cò ke, lá săng máu, lá bứa, lá sung què,... Mỗi thứ rau, đọt cho một hương vị riêng. Đó là sự tổng hợp của chua, chát, đắng, ngọt, thơm trong từng lá rau, đọt ngọn giúp thực khách hân thưởng một “đại tiệc mùi vị” phong phú, đặc biệt là có thể giúp cơ thể chống lại, ngăn ngừa một số bệnh tật theo y học cổ truyền nước ta.
Bánh tráng phơi sương ngon hơn nhờ những lát thịt heo. Thịt heo cho món bánh cuốn này là thịt ba rọi hoặc thịt đùi luộc bằng nước dừa tươi. Miếng thịt luộc ngon phải để nguyên tảng, luộc xong xắt từng miếng dày, ăn mới “đã miệng”. Nhưng quan trọng hơn là người đầu bếp phải luộc sao cho miếng thịt “tỏa” vị ngọt, bùi, béo và thơm trong miệng lưỡi thực khách. Nhưng hấp dẫn hơn là mỗi cuốn bánh phải có một hương vị riêng (của thịt, của rau), chính vì vậy món ăn mới “lạ”. Bánh còn cuốn hút khách phương xa nhờ chén nước mắm. Cũng như các loại nước mắm khác của dân Nam bộ, nước mắm chấm bánh tráng phơi sương đòi hỏi kỹ thuật pha chế công phu, sao cho mặt lưỡi thực khách cảm nhận được các vị mặn, ngọt, chua, cay mà không trùng hợp với hương vị thịt heo, các loại rau và dưa chua ăn kèm.
Bánh tráng phơi sương ăn suông đã ngon lắm rồi, nếu được quây quần bên ly rượu, nhất định sẽ lại càng ngon hơn.
Vào những ngày vía Bà tháng Tư, khách hành hương và du lịch có dịp đổ về Long Xuyên, Châu Đốc và vùng Bảy Núi (An Giang) có thể tìm đến các nhà hàng đặc sản để thưởng thức nhiều món ngon bổ dưỡng như cúc nướng, ếch nướng, bò nướng lá trúc, gà nấu lá trúc, bò xào lá giang…và hấp dẫn nhất là heo rừng nấu mướp.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Ở Nam bộ, người ta thường nấu chè đậu xanh với phổ tai để giải nhiệt. Món này được bày bán ở rất nhiều nơi. Nhưng món chè đậu xanh nấu với hột vịt thì chỉ được dùng trong phạm vi gia đình, người ta gọi gọn là chè hột vịt.
Cùng với cao lầu, xí mà, bánh đập... hoành thánh là một sản phẩm văn hoá ẩm thực đặc biệt của người dân Hội An. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn tại đây, hoành thánh luôn nằm trong danh sách đầu. Thật đáng tiếc nếu du khách phương xa đến phố Hội mà bỏ qua dịp thưởng thức các món hoành thánh nước, hoành thánh mì và đặc biệt là hoành thánh chiên.
Đến thành phố Sóc Trăng vào sáng sớm, bạn sẽ “choáng ngợp” trước những quán bún hầu như san sát nhau ở một khu phố nhỏ. Nơi nào cũng trương bảng: bún nước lèo, bún gỏi dà và bún tiêu. Bún bán trong quán lịch sự có, ngoài lề đường cũng không hiếm. Người ăn chen chúc nhau, cho thấy các món bún này đã là “hồn cốt” của cư dân địa phương.
Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh 3 nằm cuối cù lao, là nơi tiếp giáp biển Đông. Dọc theo bờ biển là cánh rừng bần phòng hộ khổng lồ dài khoảng 300 km. Tham quan rừng bần bằng xuồng khi thủy triều lên, bạn sẽ được chiêm ngắm nét đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Đặc biệt, bạn sẽ bắt gặp một vài lão nông dò dẫm thò tay vào bãi bùn ở những đoạn cát bồi bắt những chú cá nhỏ trong hang. Đó là cá bống sao - đặc sản xứ này.
Cá chình hiện là đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn... Thịt loài cá da trơn này ngọt, béo, không dai, chế biến được nhiều món khác nhau, một trong những món hấp dẫn nhất là nướng muối ớt.
Hình dáng con biên mai chỉ là hai miếng vỏ màu xanh đậm, đầy rêu ốp lại, đầu lớn, đuôi nhỏ giống như cái bắp chuối lá xiêm. Chúng có nhiều ở quần đảo Hải Tặc thuộc huyện Hà Tiên, trên những thềm đá ngầm với độ sâu khoảng 4-5 m. Đuôi của chúng dính cứng vào mặt đá, thân dựng đứng, dập dềnh, cứ mở miệng chờ rong rêu hoặc phiêu sinh vật tấp vào mà ngậm lại.
Tên gọi bánh là vậy, nhưng thực tế còn có sự hiện diện của đậu phộng, vì nếu thiếu loại hột này, bánh sẽ chẳng còn ý vị gì nữa. Để có được chiếc bánh ú tôm thịt, đầu tiên người ta chọn loại nếp ngon, thường là nếp mù u hột tròn ngà màu sữa đục để gói. Trước đó một đêm, đậu phộng hột ngâm nước lạnh cho nở mềm, sáng ra tách bỏ vỏ lụa. Lá chuối gói bánh phải là loại lá vun. Những tàu lá bự như vậy mới cho người ta gói được cái bánh khéo. Lá chuối phơi heo héo, dùng vải the lau sạch rồi lau lại lượt nữa bằng dầu ăn cho bóng trước khi gói, nhất là sau khi nấu, bánh không dính lá.
Xưa kia, người dân quê châu thổ sông Cửu Long thường nấu bánh canh với tôm càng xanh. Để làm món này, các bà nội trợ lựa tôm sống lột bỏ vỏ, quết, băm nhỏ, hoặc dùng bản dao đập dẹp tôm rồi băm sơ, sau đó đem ướp gia vị cho thấm. Còn sợi bánh canh thì được làm từ loại bột gạo ngon cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Người nấu vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Bàn tay họ, nhất là bàn tay các cô thiếu nữ quê mùa mới đẹp làm sao, duyên dáng làm sao khi “thả” từng sợi bánh trắng ngà vào khoảng không gian đầy hơi nước nóng hổi ấy.
Đây là một món ăn dân dã nhưng thuộc loại đặc sản của miệt biển. Ở những cánh rừng sác, rừng chồi ven biển, đất luôn cao ráo, hầu như đi không dính chân hoặc ít dính chân. Chính những nơi này đã sản sinh ra rất nhiều vọp, mà dân Duyên Hải (Trà Vinh) gọi là “vọp mánh”. Vọp mánh có hai loại: “vọp mánh lộ” và “vọp mánh chỉ”. Người ta gọi vọp mánh lộ vì tuy nằm dưới đất nhưng chúng vẫn để lộ một phần năm đến một phần ba một mặt bề vỏ, phần vỏ lộ này rất tiệp với màu đất phèn. Vọp mánh chỉ thì sống dưới mặt đất.
Ngoài Xiaomi, một số smartphone Trung Quốc khác đang được bán tại thị trường trong nước cũng âm thầm gửi thông tin người dùng đến máy chủ mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào.
Hàng trăm ngàn lít rượu được đựng trong săm ô tô xếp đầy đường chờ chuyển đi các quán nhậu. Đệ tử lưu linh nào một lần thấy cảnh này chắc phải thất kinh mà tự bỏ nghiệp.
Dư luận tuần qua sửng sốt, hãi hùng trước thông tin dưới bể nước ngầm tại các nhà hàng có cả cân xương chuột, xác gián. Trong khi đó, tại một quán ăn, giá chân gà Đông Tảo lên tới 500.000 đồng/chiếc khiến không ít thực khách giật mình.
Hơn 80% sản phẩm nước mắm đóng chai với tên gọi Phú Quốc bán ở thị trường trong nước hiện nay là giả nhãn hiệu. Trong khi đó, đây lại là sản phẩm đầu tiên của cả nước được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).
Thị trường bán lẻ thời trang dịp tết Giáp Ngọ đang sôi động từng ngày, các sản phẩm trung cao cấp của Việt Tiến, May 10, Vega, Khatoco,Owen, Canifa, Viet Garment,...được người tiêu dùng yêu thích lựa chọn, sức tiêu thụ mạnh. Đây là một tín hiệu vui, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp thời trang Việt Nam gia tăng hoạt động mở rộng, chiếm lĩnh thị trường thời trang quốc nội trong năm 2014.
Giống với những thông tin rò rỉ, Piaggio VN vừa ra mắt thêm một chiếc Vespa 3V, có mã LT, hướng tới thị trường trẻ trung hơn cho dòng Vespa, với giá 63,9 triệu đồng.
Thực phẩm tươi ngon chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các chống ôxy hóa khác nhau, nhưng trong quá trình chế biến, bạn có thể vô tình làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết đó.
Mải mê với việc làm đẹp tóc như nhuộm, sấy, ép rồi uốn xoăn, bạn không biết rằng đã vô tình phá hủy "sức khỏe" của mái tóc. Những phương thức sau sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể mái tóc xơ gãy do hóa chất.
Bạn băn khoăn khi lựa chọn mua sắm các sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên? Nhưng bạn có tự hỏi sao mình phải tốn kém cho những thành phần tự nhiên trộn lẫn hóa chất đó thay vì tự tìm cho mình những thành phần nguyên chất rất dễ tìm và giá cả phải chăng?
Tiếp nối thành công từ chương trình “Crazy sales 2012”, năm nay, chương trình siêu khuyến mãi “Giảm giá cực sốc - Crazy sales 2013”này sẽ tiếp tục diễn ra trong 10 ngày, từ 5/7 đến 14/7/2013 tại TTTM Vincom Center Bà Triệu. Đây là cơ hội để các “tín đồ mua sắm” được sở hữu các sản phẩm hàng hiệu, chất lượng cao với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Dịp lễ 2/9 là dịp nghỉ quan trọng của năm, lại vào tiết trời thu mát mẻ và chuẩn bị chào đón năm học mới, nên các siêu thị, cửa hàng, doanh nghiệp lại đua nhau tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi để kích cầu.
Chương trình được thực hiện từ 25/7 đến 12/8. Theo đó, với chương trình “Kỷ niệm 1 năm thẻ ưu đãi”, khách hàng sẽ có cơ hội mua sắm hấp dẫn với hơn 1.000 mặt hàng thiết yếu gồm: thực phẩm khô, thực phẩm đông lạnh, hóa mỹ phẩm, quần áo thời trang, đồ gia dụng, điện máy,... có mức giảm giá từ 10% - 50%.
Chương trình crazy sale 2012 - giảm giá cực shock tại Vincom Center sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 10h00 - 22h00 của hai ngày 28 - 29/7 tại hệ thống TTTM Vincom Center trên toàn quốc. Đây là cơ hội duy nhất trong năm dành cho người tiêu dùng để sở hữu các sản phẩm hàng hiệu, chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế tại Vincom Center với mức giá hấp dẫn.
Đó là tiện ích của gói cước FiberHome TV Plus và FiberBusiness Plus tích hợp đồng thời 3 dịch vụ: Internet + MyTV + điện thoại cố định trên cùng 1 đôi cáp quang được VNPT Hà Nội chính thức ra mắt từ 1/5/2012.
Giá vé siêu khuyến mại trong ba ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật cuối cùng của tháng 4/2012 và tháng 5/2012 nằm trong khuôn khổ chương trình “Cất cánh dễ dàng với thẻ nội địa” năm thứ 2 do Vietnam Airlines, Smartink và 9 Ngân hàng: Vietcombank, Vietinbank, DongA bank, Techcombank, VIB, ACB, Eximbank, MB và Sacombank phối hợp triển khai.
Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific thông báo, từ 14-17 giờ ngày 20/4, hành khách đi lại bằng đường hàng không sẽ có cơ hội mua vé máy bay với giá chỉ từ 650.000 đồng/chặng trên đường bay giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Vinh, Hải Phòng.