- Bánh tằm bì
Sinh sống và phát triển từ nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, người dân Nam Bộ đã sáng tạo ra biết bao món ăn từ gạo, với các loại bánh bèo, bánh xèo, bánh khọt, bánh ít, bánh tằm bì…đã trở nên quen thuộc. Bánh tằm bì cũng như các loại bánh kể trên là món ăn no hay ăn chơi đều được.
- Lai rai bên bờ sông Hậu
Miền Tây xưa nay nổi tiếng về các món đặc sản vùng sông nước. Xưa kia cá kèo, tôm, tép, cua, ốc, cá rô, cá linh là món ăn của dân nghèo và giới bình dân; có những thứ cách đây vài mươi năm còn là những món ẩm thực dân dã, quê mùa, ngày nay đã trở thành đặc sản quý hiếm. Có dịp về Cần Thơ, du khách hãy thưởng thức qua vài món ẩm thực đặc trưng của xứ sở nầy.
- Ức vịt xốt trái cây
Ức là phần xương thịt ngon trong các loại gia cầm và nó được chế biến bằng nhiều cách như hầm, tiềm thuốc bắc, rôti, xào sả ớt, nướng… Ở đây, vào bếp với hai món xốt trái cây nhưng được ướp nướng chín trước khi làm xốt, ăn nghe thơm và lạ miệng.
- Canh chua Nam bộ - Món ngon mùi nhớ
Cố giáo sư Trần Quốc Vượng viết “Có ăn là có văn hóa”. Điều đó không sai chút nào, vì trong quá trình sáng tạo ra các món ăn, ông cha ta đã tỏ ra lịch lãm, trải nghiệm lâu đời để đúc kết thành nhiều món ăn ngon độc đáo. Như món canh chua, đã có tới hàng chục cách nấu, cách sử dụng nguyên liệu khác nhau.
- Đổi món với thịt hươu
Khi nói đến hươu, người ta thường chỉ nghĩ hươu được nuôi để lấy nhung. Ông Trần Đình Tạo, giám đốc chuỗi nhà hàng A Sồi cho biết, qua vài lần dùng thử, thấy thịt hươu nhiều nạc, mềm, vị thịt ngọt, da mỏng, dễ chế biến nhiều món ăn từ Âu sang Á.
- Xâu táo nướng
Giữa khá nhiều món quà nghèo thời đó, không hiểu sao tới giờ tôi vẫn nhớ nhất những xâu táo nướng - với tôi, Hải Phòng xưa cũ chính là xâu táo nướng mà tôi đã từng ngấu nghiến trên vỉa hè tróc lở trước cửa nhà bà.
- Mì Quảng cá lóc
Xứ Quảng có món mì là đặc sản truyền thống nay đã trở nên quen thuộc với người dân ba miền và cả du khách nước ngoài có dịp đến Quảng Nam, Đà Nẵng. Nhưng để có một tô mì Quảng đúng điệu cũng cần nhiều công phu, tỉ mỉ trong quá trình chế biến.
- Thân thương trái bầu
Từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch là mùa trồng bầu ở quê tôi. Những dây bầu vươn dài trên giàn, lá tròn xòe rộng, xanh thắm, rợp bóng mát một góc vườn quê. Những trái bầu xanh nõn, treo mình, đung đưa dưới nắng xuân ấm áp, chờ người nội trợ hái vào chế biến thành những món ăn ngon.