- Nguyên liệu: cua đồng xay: 500g; cua biển: 500g (1 con cua thịt); rau muống: 100g; cà chua: 2 trái; hoa thiên lý: 100g; hoa bí: 100g; hoa so đũa: 100g; ngò gai: 200g; rau om: 200g; sấu: 50g; bún tươi: 500g; nước dùng gà: 1,5 lít
Chế biến và trang trí: cua đồng xay, lọc lấy nước thịt + muối + cà chua + sấu nấu canh riêu. Cua biển luộc chín, gỡ thịt cho vào nồi riêu (khoảng 1,5 lít nước) nêm đường, nước mắm cho vừa ăn. Dọn ăn với các loại hoa thích hợp với lẩu chua, bún, nước mắm ớt cắt lát.
Vào những ngày vía Bà tháng Tư, khách hành hương và du lịch có dịp đổ về Long Xuyên, Châu Đốc và vùng Bảy Núi (An Giang) có thể tìm đến các nhà hàng đặc sản để thưởng thức nhiều món ngon bổ dưỡng như cúc nướng, ếch nướng, bò nướng lá trúc, gà nấu lá trúc, bò xào lá giang…và hấp dẫn nhất là heo rừng nấu mướp.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Ở Nam bộ, người ta thường nấu chè đậu xanh với phổ tai để giải nhiệt. Món này được bày bán ở rất nhiều nơi. Nhưng món chè đậu xanh nấu với hột vịt thì chỉ được dùng trong phạm vi gia đình, người ta gọi gọn là chè hột vịt.
Cùng với cao lầu, xí mà, bánh đập... hoành thánh là một sản phẩm văn hoá ẩm thực đặc biệt của người dân Hội An. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn tại đây, hoành thánh luôn nằm trong danh sách đầu. Thật đáng tiếc nếu du khách phương xa đến phố Hội mà bỏ qua dịp thưởng thức các món hoành thánh nước, hoành thánh mì và đặc biệt là hoành thánh chiên.
Cảm giác lần đầu được đặt chân vào một nhà hàng ở Nhật, phục vụ kiểu Nhật, tên các món ăn viết bằng tiếng Nhật, và không khí cũng rất Nhật đã làm cho tôi không thể nào quên chuyến hành trình đến Nagoya – một trong những đô thị lớn ở Nhật chỉ sau Tokyo và Osaka.
Trong các tiệc cưới không thể thiếu chiếc bánh cưới. Các cặp uyên ương luôn thực hiện nghi thức cắt bánh cưới, cùng nhau ăn bánh như lời hứa chia sẻ, chăm sóc nhau đến suốt đời. Đó là món bánh cưới xuất phát từ phương Tây đã được nhiều người biết đến.
Sài Gòn chuộng tôm sú một thời đã qua. Bây giờ, nhiều nhà hàng đã có thực đơn tép rong: tép rong/riu rang khế, tép rong xào măng, tép rong nấu canh lá me non...
Đã quen ăn bánh cuốn ở Hà Nội, nếu ta đi ăn bánh cuốn ở bất kỳ một nơi nào khác, sẽ thấy mình trở thành người khó tính từ lúc nào không biết nữa. Bởi vì dù có thiên vị hay không thì bánh cuốn Hà Nội, mà lại là bánh cuốn gia truyền nữa thì không thể chê vào đâu được.
Vị chua ngọt nhẹ nhàng của món mỳ lạnh này cho bạn cảm giác rất thú vị và ngon miệng. Nguyên liệu nấu nhiều rau củ sẽ cung cấp thêm chất xơ và vitamin, đặc biệt không béo chút nào.