Để bảo toàn hiệu quả điều trị bạn hãy chú ý không dùng thuốc với bất kỳ loại thức ăn, thuốc thảo mộc hoặc loại thuốc nào khác.
Một loại thuốc khi hấp thụ vào cơ thể tạo ra những phản ứng hoá học mà chúng có thể bị rối loạn bởi các chất khác. Lúc đó sẽ xảy ra những tương tác có khả năng biến đổi hiệu lực thuốc hoặc gây ra những hiệu ứng xấu không mong muốn.
Chú ý tới mâm cơm
Có rất nhiều tương tác giữa thuốc và thức ăn. Ví dụ:
Nước ép bưởi có thể làm tăng đáng kể (tới 30%) sự hấp thụ của nhiều loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống huyết áp cao và gây bất hoạt với thuốc tránh thai.
Các loại quả họ cam chanh khi phối hợp với các loại thuốc kháng viêm hoặc thuốc aspirrin gây cảm giác nóng rực dạ dày hoặc ợ chua. Nói chung, tốt nhất là nên uống các loại thuốc vào giữa bữa ăn, tức là hoà trộn với thức ăn, để giới hạn bớt các hiệu ứng xấu.
Quả bơ, bắp cải, súp lơ brocoli cũng như các loại thức ăn giàu vitamin K làm giảm hiệu lực thuốc chống đông có công dụng làm loãng máu.
Rượu làm tăng sự mất hiệu lực gây ra do một số thuốc an thần, chống trầm cảm, nhiều thuốc chống trầm cảm, nhiều thuốc chống dị ứng và chống đau. Rượu làm tăng nguy cơ biến chứng đường tiêu hóa (cảm giác nóng rực dạ dày, đau quặn bụng, chảy máu hoặc thủng đường tiêu hoá).
Cafein cần tránh khi dùng một số thuốc, kháng sinh, đặc biệt là thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu. Khi gây rối loạn thải cafein, thuốc có thể gây đánh trống ngực.
Cẩn thận khi dùng thuốc thảo mộc kéo theo đồng thời gia tăng nguy cơ phản ứng tương tác với thuốc tổng hợp hóa học.
Cây cỏ ban được biết với tính năng chống trầm cảm, ức chế tác dụng thuốc tránh thai. Cây cỏ ban cũng gây biến đổi các loại thuốc điều trị chống rối loạn nhịp tim.
Cây đào gai là thuốc ngủ tự nhiên, thường giao thoa với các thuốc điều trị tim. Cây nữ lang và cây lạc tiên không có tính tương tác này.
Cây bạch quả làm tăng lưu thông máu, gây biến đổi công hiệu của thuốc ibuprofène.
Công thức phối chế nhiều loại thuốc đôi khi gây nguy hại
Những mối quan hệ nguy hiểm đã được biết rõ từ lâu, vì có rất nhiều và đa dạng, nên không thể tóm lược thành nguyên lý.
Có thể kể ra trong số các loại thuốc được sử dụng phổ biến, như các thuốc kháng viêm không có steroit, trong đó thuốc ibuprofène và aspirin không bao giờ nên phối chế.
Hai thuốc này làm giảm hiệu lực thuốc tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ suy thận. Tốt nhất là thay thế chúng bằng paracetamol.
Cũng nên biết là các loại thuốc chống loét dạ dày và thuốc chống táo bón làm giảm sự hấp thu đường ruột của tất vả các loại thuốc chữa bệnh, vitamine và thuốc khoáng chất./.
(KH&CN/Vietnam+)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |