Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo tồn, phát triển Vườn quốc gia U Minh Thượng

Vườn quốc gia U Minh Thượng. (Ảnh: Internet).
Tại hội thảo "Bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia U Minh Thượng" tổ chức ngày 30/11, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã trình bày tham luận xoay quanh việc bảo tồn và phát triển bền vững rừng tràm, các biện pháp phòng, chống cháy rừng, ảnh hưởng của chế độ thủy văn đến sinh trưởng rừng tràm và vai trò tham gia của chính quyền, cộng đồng địa phương trong việc quản lý vườn quốc gia.

Mục tiêu của hội thảo là tìm ra lời giải phù hợp cho bài toán xây dựng và vận hành mô hình vừa quản lý nước phòng cháy vừa phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng tràm ở Vườn quốc gia U Minh Thượng.

Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) có diện tích hơn 8.000ha, với hệ sinh thái phong phú đa dạng, bao gồm hàng trăm loài động thực vật, trong đó có một số loài đặc hữu được ghi vào Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Vụ cháy rừng lớn vào mùa khô năm 2002 thiêu trụi gần 4.000ha rừng tràm nguyên sinh và nhiều loài động thực vật khác cũng bị mất đi.

Sau vụ cháy này, rừng lại được tái sinh, kèm theo đó là giải pháp phòng chống cháy rừng đươc thiết lập khá an toàn, chủ yếu là giữ độ ẩm cho rừng. Song việc giữ độ ẩm không gắn với điều tiết nước nên rừng luôn trong tình trạng ngập sâu (trung bình 1,2m).

Sự thay đổi đột ngột này đã làm cho hàng ngàn ha rừng tràm và các loài sinh vật tái sinh sau vụ cháy phát triển rất chậm, một số loài động, thực vật hoang dã sống trên cạn đã giảm dần.

Nhận ra điều này, năm 2009 Vườn quốc gia U Minh Thượng đã triển khai công tác điều tiết nước, tuy mới thực hiện bước đầu nhưng cho thấy hiệu quả thiết thực của việc làm này. Hệ sinh vật sống trên cạn có dấu hiệu phục hồi phát triển nhanh hơn.

Hội thảo sẽ dành một ngày tìm hiểu thực tế tại vườn quốc gia U Minh Thượng để đề ra những giải pháp sát với thực tế, nhằm bảo tồn và triển bền vững vườn quốc gia này./.
 
(TTXVN/Vietnam)

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi