Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 18

Văn công Cà Mau phục vụ đồng bào và chiến sĩ ở căn cứ Làng Rừng. 

Trang thứ ba mươi bảy:

THƯ NHÀ

"Ngày… (mất, giấy rách) tháng 1 năm 1968"

Em Mười,

"Lâu quá, anh không viết thư cho em, anh nhớ em và con thật là nhiều. Nhiều đêm, anh trăn trở mãi không ngủ được. Buồn lắm em ơi! Ai vui đâu, còn anh thì buồn như chết!"

"Những lúc thấy con người ta, anh nhớ tới con mình, rồi anh khóc thầm, khóc lén!" 

"Anh buồn nhiều chuyện lắm em ơi! Lớp nhớ em, nhớ con, rồi nhớ Út, nhớ thằng A nữa. Bây giờ, ghé nhà má, ngoài nhớ em ra, anh còn nhớ A".

"Hễ nhớ em, thì anh ghé thăm má, vì gặp má đặng đỡ buồn. Anh thương má nhiều lắm. Anh muốn nói với má đem thơ anh cho em, mà anh không dám".

"Đôn rày, em làm gì đó? Em có bịnh không, mà nghe người ta nói em ốm lắm?"

"Nếu em thương anh, thì em ráng làm sao cho anh biết con mình ở đâu đặng anh đi kiếm. Trời ơi! Anh nhớ con lắm em ơi! Chẳng thà anh chết, chớ anh không thể bỏ con!"

"Thôi, anh buồn quá, anh không viết được nữa đâu"

"Hôn em nhiều. Nhớ con nhiều. Chờ thơ em"

"Anh

TB"

"VT - Anh ở Sài Gòn về đây, nhờ đưa thơ nầy cho em. (cách nói nghi trang)

Vài bữa anh trở lên Sài Gòn. Anh có gặp Tía mình.

Ừ, em à, anh thăm chị Ba (thăm lén, chị biết, chị rầy chết!)"

Đây là một trang tình sử đầy bi kịch của con người tài hoa Nguyễn Mai. Thơ viết tháo (bản thảo) trên giấy mỏng, màu xanh, chừng như nghẹn ngào nước mắt.

Trang thứ ba mươi tám:

Cũng giấy mỏng, nhưng màu nhợt và nhèo cũ hơn, không có đề ngày tháng:

"Em"

"Anh muốn ở đây với em cho tới ngày em về, nhưng anh sợ Tía rầy nên anh đi. Chiều nay, anh còn ở nhà anh Tư. Ngày mai, tức là mùng 2, anh đi xóm. Rồi sáng mùng 3 anh về ghé gặp em một lát, trước khi em về".

"Em ơi! Anh nhớ con quá! Nếu con mình được chị Chín nuôi, thì anh nguyện tìm mọi cách để gặp con. Ngày anh và em với con gặp nhau chắc chắn không xa đâu em" (gạch dưới câu ước vọng này).

"Anh muốn em lại nhà ba (ba của anh) để ba biết mặt em. Đứa em gái của anh cũng muốn biết em lắm. Mà thôi, để khi nào".

"Nhà ba cũng ở vùng Cà Mau, rất dễ gặp"

"Trời - Phật thương chúng mình, chắc chắn trở ngại gì, chúng mình cũng được gần nhau".

"Hôn em"

"Xế chiều anh đi"

"Anh

TB.

Viết thêm:

"Em về Cà Mau, có đọc báo, thì đọc tuần báo Phụ nữ đẹp - Sài Gòn. Hoàn cảnh yêu đương đau khổ chúng mình, anh gởi tâm tình trong báo ấy. Nhớ thương anh, em cứ tìm anh trong báo đó"

"Tội nghiệp con mình, những cái Tết này không mẹ, không cha!”

Trang thơ của Nguyễn Mai làm cho anh sống lại, làm bè bạn đồng thời của anh gặp lại anh trong tâm hồn thẳm sâu và nỗi đau riêng thành nỗi đau nhân thế. Ta có tình nhân loại từ những dòng di bút của nhà văn Nguyễn Mai./.

(Theo NGUYỄN BÁ/CMO)

Bài thuộc chuyên đề: Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 19
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 20
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 21
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 22
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 23
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 24
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 25)
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai (Kỳ 26 và 27)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi