Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kế toán tăng giảm TSCĐ vô hình

a. Tài khoản sử dụng :

            TK 213 – TSCĐ vô hình: Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động giá trị về các loại TSCĐ vô hình của đơn vị theo NG.

            Nội dung và kết cấu TK 213 – TSCĐ vô hình như sau:

            Bên Nợ : Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng

            Bên Có : Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm

            Số dư bên Nợ : Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có

            TK 213 không quy định tài khoản cấp 2.

            Một số quy định hạch toán vào tài khoản 213:

            - Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan tới TSCĐ vô hình, trong quá trình hình thành, trước hết được tập hợp vào tài khoản 241 – XDCB dở dang. Khi kết thúc quá trình đầu tư phải xác định tổng chi phí thực tế đầu tư theo từng đối tượng tập hợp chi phí (nguyên giá từng TSCĐ vô hình) ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình trên TK 213.

            - TSCĐ vô hình cũng như TSCĐ hữu hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ TSCĐ.

            b. Phương pháp  kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh.

            * TSCĐ vô hình mua ngoài dùng cho hoạt động HCSN.

            - Khi mua TSCĐ về, căn cứ vào chứng từ gốc liên quan, ghi

                        Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
                                    Có TK 111, 112 – Cho mua trực tiếp
                                    Có TK 461, 462 – Rút hạn mức kinh phí mua.

            Đồng thời ghi Có TK 008 hoặc 009

            - Căn cứ vào nguồn kinh phí mua sắm TSCĐ để ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

                        Nợ TK 661 – Chi hoạt động (bằng nguồn kinh phí hoạt động)
                        Nợ TK 662 – Chi dự án (bằng nguồn kinh phí dự án)
                        Nợ TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
                        Nợ TK 431 – Quỹ cơ quan
                                    Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

            * Đối với TSCĐ mua sắm dùng cho hoạt động SXKD, hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị TSCĐ mua vào là giá mua không có thuế, kế toán ghi.

                        Nợ TK  213 - (TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD)
                        Nợ TK 3113 – Thuế GTGT được khấu trừ
                        Có TK 111, 112, 331 – (Tổng giá thanh toán)

            - Nếu TSCĐ mua sắm dùng cho hoạt động SXKD thuộc diện không chịu thuế hoặc chịu thuế theo phương pháp trực tiếp, thì giá trị TSCĐ mua vào là giá mua có thuế, kế toán ghi

                        Nợ TK 213 – Nguyên giá
                                    Có TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán

            - Với cả 2 trường hợp trên đều phải xác định nguồn vốn mua sắm để ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, ghi

                        Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB
                        Nợ TK 431 – Quỹ cơ quan
                                    Có TK  411 – Nguồn vốn kinh doanh

            - Trường hợp giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí hình thành trong một qúa trình như: lập trình phần mềm máy tính, bằng phát minh sáng chế… :

            + Tập hợp chi phí khi phát sinh

                        Nợ TK 241 – XDCB dở dang
                                    Có TK 111, 112, 331, 312, 152…

            + Khi kết thúc quá trình đầu tư, kế toán phải tính toàn chính xác số chi phí thực tế đã chi để ghi:

                        Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
                                    Có TK 241 – XDCB dở dang

            + Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ để ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ như các trường hợp đã nêu trên.

            - Các nghiệp vụ giảm TSCĐ vô hình được định khoản tương tự như các định khoản giảm TSCĐ hữu hình.

( Theo tapchiketoan )

  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan:Cảnh giác với âm mưu phân ly, chia rẽ
  • Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
  • Từ vụ cầu Ghềnh tới mô hình PPP
  • Bài cuối: Chảy máu tiền tỉ
  • Bài 2: Tiền vẫn chảy đi
  • Kiểm toán nội bộ: nghề đắt giá thời hậu gia nhập WTO
  • Kế toán Mỹ: các phương pháp ước tính nợ khó đòi
  • Kế toán Mỹ: Phương pháp đánh giá hàng tồn kho cuối niên độ kế toán
  • Hoàn thiện việc trình bày một số khoản mục tài sản trên bản cân đối kế toán của doanh nghiệp
  • Kế toán ngân hàng và kế toán tài chính DN: có gì khác?
  • Bản chất tài sản được trình bày trên Bảng cân đối kế toán
  • Trong thế giới rác - Phần 1: Những đường dây gom rác
  • Trong thế giới rác - Phần 2: Khởi nghiệp rác dân lập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi