Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình quân mỗi năm sẽ đào tạo hơn 1 triệu lao động nông thôn

Sáng 3-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành trong cả nước nhằm triển khai Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 – 11 - 2009 về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Tại điểm cầu Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Võ Thành Kỳ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã tham dự cùng lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chính quyền các địa phương…

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” là đề án lớn nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực đào tạo, với quy mô lớn với tổng kinh phí lên đến 25.980 tỷ đồng. Theo đề án, từ nay đến 2020, bình quân mỗi năm sẽ đào tạo cho hơn 1 triệu lao động nông thôn, trong đó, đào tạo và bồi dưỡng cho hơn 100.000 cán bộ, công chức xã. Bên cạnh đó, đề án còn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý điều hành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Đề án được chia làm 3 giai đoạn thực hiện, giai đoạn đầu từ 2009 – 2010, tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn và thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng 18.000 người, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này tối thiểu đạt 80%; giai đoạn từ 2011 – 2015, tiếp tục đào tạo nghề cho khoảng 5,2 triệu lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã; đề án sẽ đào tạo nghề cho 6 triệu lao động nông thôn vào giai đoạn 2016 – 2020, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề ổ giai đoạn này tối thiểu đạt 80%. Nguồn kinh phí dự kiến sẽ từ ngân sách Trung ương, địa phương và kêu gọi đầu tư quốc tế, các tổ chức, cá nhân… Bà Rịa – Vũng Tàu là 1 trong 11 tỉnh, thành tự cân đối ngân sách cho đề án từ nguồn kinh phí địa phương.

Tại hội nghị, các bộ, ngành có liên quan (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính) đã trình bày khá chi tiết kế hoạch triển khai đề án trong thời gian tới. Đồng thời, các địa phương tham dự tại các điểm cầu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho việc triển khai đề án.

 

(Theo Minh Thư/BRVT)

Bài thuộc chuyên đề: Việt Nam: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Kiểm định chất lượng dạy nghề: Thí điểm đến bao giờ?
  • Người lao động vẫn khó đình công
  • Quảng Bình: Cần 13.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp
  • Sát hạch tiếng Hàn: Nhiều người, ít cơ hội
  • Khoảng 5 triệu người phải kê khai quyết toán thuế năm 2009
  • Khó tuyển dụng lao động vì mất cân đối cung, cầu
  • Hơn 3.500 cơ hội việc làm cho thanh niên Thủ đô
  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu