Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần sự phối hợp liên ngành

Cần có các giải pháp cụ thể để xử lý việc một số chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bỏ trốn, để lại các khoản nợ lớn.


Tới thời điểm này, số tiền mà 89 doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc tại TP.HCM và Bình Dương nợ tiền bảo hiểm xã hội của người lao động đã lên tới 45 tỷ đồng. Ngoài những khoản nợ này, nhiều doanh nghiệp trong số đó còn nợ cả tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc của người lao động, nợ tiền thuê mặt bằng, dịch vụ bảo vệ, thuê nấu ăn cho công nhân.

Trong khi đó chủ doanh nghiệp thì đã trốn về nước và không hẹn ngày trở lại. Cụ thể, ngoài các khoản nợ lương, bảo hiểm xã hội…, Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry (quận 8, TP.HCM) còn nợ khách hàng khoảng 6 tỷ đồng, Công ty TNHH Quang Sung Vina (quận Gò Vấp, TP.HCM) nợ tiền thuê mặt bằng hơn 24.000 USD, Công ty TNHH Jungdawa (huyện Thuận An, Bình Dương) nợ ngân hàng và khách hàng khác hơn 6 tỷ đồng, Công ty TNHH JS Vina (huyện Tân Uyên, Bình Dương) nợ hơn 7 tỷ đồng…

Trên thực tế, tình trạng doanh nghiệp nợ tiền lương, bảo hiểm xã hội… của người lao động đã xảy ra từ lâu, nhưng tới nay, các biện pháp thanh tra, xử phạt hành chính… hầu như không có tác dụng ngăn chặn. Liên đoàn Lao động TP.HCM đã tiến hành các thủ tục kiện một số doanh nghiệp ra toà, nhưng việc này cũng chưa đủ sức răn đe đối với những doanh nghiệp cố tình trây ỳ không nộp.

Ông Cù Huy Cận, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM cho rằng, để giải quyết tình trạng trên, cần có sự phối hợp từ phía Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, nhằm yêu cầu các chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn trở lại Việt Nam để thực hiện các nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có biện pháp cụ thể nhắc nhở và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh thanh tra lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, hiện cơ quan thanh tra về lao động đã nhận được thông tin về việc chủ doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội… của người lao động và nhiều khoản nợ khác. Cơ quan này đang lên kế hoạch thanh tra một loạt doanh nghiệp, sau đó sẽ có kết luận cụ thể và các biện pháp xử lý, kể cả việc chuyển hồ sơ sang cơ quan công an đề nghị cơ quan này tiến hành điều tra.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, kể cả việc cơ quan thanh tra về lao động có vào cuộc và đưa ra các kết luận, thì vấn đề mấu chốt là chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, nên không có người đứng ra để nộp phạt hoặc thực thi các kết luận trên. “Việc xử lý vào thời điểm này là hơi muộn và cần có sự phối hợp liên ngành”, ông Tiến cho biết.

Trước thực trạng nợ của các doanh nghiệp đối với người lao động và khách hàng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, các ngành chức năng cần có biện pháp can thiệp, yêu cầu các chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn phải quay trở lại và làm các thủ tục cần thiết theo đúng quy định của pháp luật, kể cả thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp.

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Hết thời “sống bằng lương, giàu bằng thưởng”?
  • Hàng ngàn lao động người Việt tại CH Séc mất việc
  • Ảm đạm thị trường xuất khẩu lao động 2009
  • Từ 1/1/2009: Sẽ phạt nặng DN không thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
  • Lừa xuất khẩu lao động: Một năm nhìn lại
  • Năm 2009, dự kiến đưa 90.000 lao động sang làm việc tại nước ngoài
  • “Kích cầu” và bài toán chống thất nghiệp
  • Hàn Quốc chi 4 tỷ USD hỗ trợ thị trường lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu