Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lao động nhập cư vào các tỉnh, thành phố lớn: Nữ lao động cần được hỗ trợ

 

Lao động nữ nhập cư vào các tỉnh, thành phố lớn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn

Trung tâm Hợp tác Phát triển vừa phối hợp với Tổ chức Action Aid công bố kết quả Nghiên cứu thực trạng các vấn đề của nữ lao động nhập cư (NLĐNC) và mối liên quan đến những tệ nạn xã hội tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.

 

Theo kết quả của cuộc nghiên cứu, nhiều quyền lợi của NLĐNC chưa được bảo đảm như tiền công làm thêm giờ, làm đêm, ngày nghỉ của NLĐNC chưa được trả theo quy định của Bộ luật Lao động; Việc tăng lương và tính định mức lao động, đơn giá sản phẩm chưa được thỏa đáng; Việc làm cho NLĐNC chưa ổn định; Việc trích nộp bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội của NLĐNC bị vi phạm; ngoài ra còn có sự phân biệt giới trong đối xử giữa lao động nữ và nam tại địa phương, làm cho NLĐNC dễ bị tổn thương và thiếu chỗ dựa tin cậy...

Do nhiều hạn chế đã làm cho đời sống của NLĐNC dễ bị tổn thương và thiếu bệ đỡ cả vật chất lẫn tinh thần, như: Môi trường, điều kiện làm việc, nơi cư trú còn nhiều hạn chế và còn thiếu những điều kiện cho việc bảo đảm thực hiện trên thực tế các quyền của NLĐNC; Vai trò của chính quyền/tổ chức/đoàn thể chưa được phát huy và thực hiện tốt; Thiếu thông tin, thiếu sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết. Tiếp theo đó là những yếu tố như thiếu việc làm và không có việc làm, xa gia đình và người thân, ít người giúp đỡ, gặp khó khăn về kinh tế, không tài sản tích lũy; đời sống vật chất khó khăn, đời sống tinh thần nghèo nàn, nhận thức lệch lạc, suy nghĩ bi quan, lối sống tiêu cực, thiếu tương lai; cùng với tệ nạn xã hội, môi trường sống thiếu an toàn, thiếu các dịch vụ thiết yếu nơi cư trú, thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của các chủ thể liên quan... nên NLĐNC dễ rơi vào nguy cơ bị lợi dụng, lừa gạt tham gia mua bán dâm hoặc đi vào con đường dễ dẫn tới mua bán dâm.

Dựa vào những thống kê trên đây, nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp, như: Nâng cao nhận thức đối với các nhà chức trách, cán bộ đoàn thể, NLĐNC về bảo đảm quyền của NLĐNC, về giải quyết các vấn đề của NLĐNC gặp phải thông qua các hình thức như tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các nhà chức trách, cán bộ đoàn thể ở địa phương về vấn đề NLĐNC; Vai trò, trách nhiệm của địa phương trong giải quyết vấn đề NLĐNC, bảo đảm quyền của họ được “làm việc đàng hoàng, sinh sống đàng hoàng” và không mắc vào các tệ nạn xã hội; Phải công khai và phổ biến rộng rãi các thông tin về những vấn đề, nguy cơ xảy ra đối với NLĐNC (Theo đó, NLĐNC phải được: tập huấn và tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức và kỹ năng giải quyết những vấn đề, nguy cơ xảy ra khi di cư); Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của NLĐNC tại nơi cư trú; Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của người NLĐNC tại nơi làm việc; Giải quyết các vấn đề mà NLĐNC đang gặp phải nhằm giảm nguy cơ tệ nạn xã hội xảy ra đối với NLĐNC trên địa bàn.

Đứng trước thực trạng của vấn đề NLĐNC, Tổ chức Action Aid và các ban, ngành chức năng cho rằng các tỉnh, thành phố trên cả nước cần có chính sách thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, chú ý đến các dự án có quy mô nhỏ gắn với khu vực nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến và các ngành tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, hạn chế các dòng lao động di cư từ nông thôn vào các tỉnh, thành phố lớn. Theo đó, cần đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư giáo dục phổ thông, phát triển phổ cập, dạy nghề đại trà tại khu vực nông thôn.

 

(Theo Báo Bình Dương)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu