Chương trình đào tạo này được triển khai bởi Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) với sự tài trợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) - một đại lý của Western Union, cùng với Quỹ Western Union, tổ chức chăm lo các hoạt động từ thiện của tập đoàn Western Union.
Theo đó, chương trình do VAMAS triển khai bao gồm cung cấp bộ giáo trình đào tạo được hỗ trợ hiệu quả bằng các minh họa đa phương tiện, gần gũi với người xem trên máy tính, cùng với một hội thảo Huấn luyện các Đào tạo viên kéo dài trong 2 ngày. Chương trình này sẽ được áp dụng cho các công ty xuất khẩu lao động trên toàn quốc, huấn luyện trên 160 đào tạo viên từ nay đến hết năm 2010 nhằm nâng cao trình độ cho lao động Việt Nam chuẩn bị đi làm việc tại Đài Loan, U.A.E và Libya. Đồng thời, chương trình cũng sẽ in ấn cuốn cẩm nang những kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở các thị trường trên, cấp miễn phí cho người lao động.
Sáng 10/6, tại Hà Nội, VAMAS, Agribank và Quỹ Western Union đã tổ chức giới thiệu chương trình đào tạo mới cho người lao động VN.
“Trong môi trường kinh tế đầy năng động hiện nay, việc phát triển một đội ngũ lao động có đủ năng lực cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, nhận thức lẫn hành vi đúng đắn để không ngừng thích nghi với các yêu cầu ngày càng cao hơn của thị trường lao động là một việc làm hết sức quan trọng”, ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch VAMAS nói.
“Có nhiều việc cụ thể phải làm để đạt mục tiêu này. Trong đó, việc nâng cao nhận thức và ý thức của người lao động có ý nghĩa quyết định và là nhiệm vụ cấp bách. Một giải pháp có tính tiên quyết, tạo điều kiện thực hiện thành công nhiệm vụ này là xây dựng một bộ bài giảng có chất lượng, phù hợp với điều kiện tiếp thu và đủ hấp dẫn người lao động trong chương trình giáo dục kiến thức cần thiết cho họ trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Đó là lý do tại sao VAMAS chủ động hợp tác với Agribank và Quỹ Western Union trong việc xây dựng và cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bộ tài liệu bài giảng và sổ tay cẩm nang Những kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở một số thị trường ngoài nước, trước mắt là Đài Loan, UAE và Libya”, ông Nguyễn Lương Trào cho biết thêm.
Bên cạnh đó, sự tham gia của Agribank và Quỹ Western Union vào chương trình của VAMAS là sự nối tiếp từ sáng kiến hợp tác ban đầu của Western Union với Cục Quản lý lao động ngoài nước (gọi tắt là DOLAB) bắt đầu từ năm 2007, nhằm hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua việc cung cấp các tài liệu đào tạo và các khóa học kỹ năng, ngoại ngữ, văn hóa… về các quốc gia/vùng lãnh thổ mà họ sẽ đến làm việc. Tính đến nay, các cẩm nang giao tiếp đã được phát cho hàng chục ngàn người lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và Qatar.
“Western Union thấu hiểu những khó khăn của người lao động khi phải làm việc trong một môi trường hoàn toàn xa lạ”, bà Drina Yue, Giám đốc Điều hành kiêm Phó Chủ tịch Cấp cao khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Western Union khẳng định. “Vì vậy, chúng tôi luôn mang đến cho người lao động Việt Nam những chương trình đào tạo tốt nhất để giúp họ có được sự chuẩn bị tốt hơn và sẵn sàng hòa nhập vào một nền văn hóa mới. Chúng tôi tin rằng các chương trình này sẽ giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc. Về lâu dài, chúng cũng sẽ giúp người lao động có thể tận hưởng thời gian làm việc xa nhà và đạt được mục đích ban đầu khi quyết định rời xa quê hương, chính là cải thiện đời sống của gia đình và những người thân tại Việt Nam.”
Ngày 27/5, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định như vậy với PV Tiền Phong, sau khi đọc bài phỏng vấn Đại sứ Angola và được biết ngài Đại sứ ủng hộ việc hai nước ký hiệp định hợp tác về lao động.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp trẻ trên thế giới gần bằng mức đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế và được dự báo sẽ không giảm trước năm 2018. Tại Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đã tăng khá cao, gấp ba lần ở người trưởng thành.
Gửi cả chục bộ hồ sơ với đề xuất lương chỉ bằng 70% nơi làm việc cũ nhưng 3 tháng nay, chị Linh, quận Tân Bình không nhận được hồi âm nào cho vị trí kế toán trưởng.
Mặc dù đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo về những rủi ro khi đi lao động tại Angola, nhưng nhiều lao động Việt Nam vẫn tìm mọi cách sang đất nước thuộc châu Phi này để làm việc.
ể giải bài toán thiếu nhân lực chất lượng cao, nước ta cần có một hệ thống thông tin về thị trường lao động và dự báo nguồn nhân lực một cách thống nhất, đầy đủ.
Nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao là yếu tố quyết định cho công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, tiến trình được Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) xác định phải đi trước cả nước 5 năm. Thế nhưng, cho đến nay nguồn nhân lực kỹ thuật cao dường như vẫn đang “trốn” các DN tại BR-VT.
Một thực tế đang diễn ra trong lĩnh vực tuyển dụng hiện nay là sinh viên và cử nhân mới ra trường rất khó khăn khi tìm việc làm, trong khi nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực cũng không hề dễ dàng tìm người ưng ý.
VietnamWorks.com - nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam vừa công bố bản báo cáo thông số nhân lực trực tuyến quý I/2010. Theo số liệu nhân lực trực tuyến được ghi nhận qua VietnamWorks.com, mặc dù trải qua kỳ nghỉ tết dài, sự phát triển của thị trường nhân lực trực tuyến quý I/2010 cho thấy những dấu hiệu tích cực.
Một báo cáo chi tiết về tình trạng sử dụng lao động trẻ em tại tám tỉnh, thành phố vừa được viện Khoa học lao động và xã hội công bố khiến nhiều người lớn phải giật mình. Nhưng liệu việc tước đi quyền kiếm sống của trẻ khi các dịch vụ xã hội chưa thể đảm đương việc nuôi dưỡng các em, có phải là một quyết định đúng?
Ngày 7-6, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Viện Khoa học Lao động - Xã hội công bố báo cáo tình hình lao động trẻ em ở 8 tỉnh, thành phố Việt Nam (nhân kỷ niệm Ngày Thế giới chống lao động trẻ em). Nhiều trẻ em tố việc bị chủ bóc lột nhưng không lối thoát.
Các doanh nghiệp cần tận dụng bài học kinh nghiệm sau thời gian chịu tác động của khủng hoảng kinh tế để nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Ngày 5-3, tại Hà Nội, đoàn công tác của Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế Nhật Bản (Jitco) phối hợp với Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) công bố các điểm mới trong nội dung sửa đổi của luật Quản lý Xuất nhập cảnh và Công nhận tỵ nạn với các doanh nghiệp đang phái cử tu nghiệp sinh/thực tập sinh kỹ năng sang Nhật.
Hai doanh nghiệp tại khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM) mới đây đã đề nghị được phép nhập khẩu lao động phổ thông từ Philippines và Lào. Chuyện này như “giọt nước tràn ly” khi doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lần mà không có lao động.
Theo báo cáo Xu hướng việc làm Việt Nam lần đầu tiên được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nghiên cứu và công bố: Hơn 77% lực lượng lao động nước ta thuộc nhóm có nguy cơ thiếu việc làm bền vững và dễ rơi vào nghèo đói.
Cơ cấu thị trường lao động Việt Nam đang thay đổi, nhiều vị thế công việc đã được cải thiện, tuy nhiên phần lớn công việc vẫn có chất lượng thấp, vẫn tồn tại nguy cơ thiếu việc làm bền vững.
Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận thêm 12.500 lao động Việt Nam theo chương trình Luật cấp phép lao động nước ngoài (EPS). Đây là khẳng định của Trưởng Đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam Lee Myong Hee.
- Đúng như nhận định của các chuyên gia lao động, khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nhiều doanh nghiệp (DN) đã sa thải hàng loạt lao động. Và hậu quả là từ nửa cuối năm 2009 đến nay, các DN lại lâm vào tình trạng thiếu hụt nhân lực cả về lượng và chất. Bước sang năm 2010, nhiều DN đã phải thuê lao động nước ngoài. Song để phát huy hiệu quả lao động nước ngoài cũng như tìm cách cải thiện chất lượng lao động bản địa ở từng DN không phải dễ.
Các doanh nghiệp tư nhân là khu vực tạo ra nhiều việc làm và với việc tăng nhanh về số lượng, cũng là khu vực có tốc độ tạo ra việc làm lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác.
Một bản thoả thuận vừa được ký giữa bang Saskatchewan của Canada với đại sứ nước ta tại đây với mục tiêu sẽ hợp tác để đưa lao động Việt Nam sang làm việc.
Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, trong năm 2009, các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh được hơn 1 triệu người, tăng 11,2% so với năm 2008. Năm 2010, dự kiến sẽ tuyển sinh, tổ chức đào tạo nghề mới cho 1.748.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 30%.
Thị trường lao dộng Việt Nam là thị trường dư thừa lao động và phát triển không đồng đều, đặc biệt quan hệ cung - cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.
Vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ) đã phê duyệt hợp đồng cho phép 7 doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia “Đề án thí điểm đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng”.
Vấn đề nhân sự từ lâu đã là một chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của được nhiều bộ, ngành, các cơ quan quản lý. Tại Ngày nhân sự Việt Nam – Ngày hội tôn vinh nghề nghiệp của những người làm công tác nhân sự ở Việt Nam vừa diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Mỹ đình cũng đã đặt ra nhiều vấn đề phải bàn.