Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mất việc làm, và vấn đề bảo hiểm thất nghiệp

Năm 2008, thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính nghiêm trọng, bắt đầu từ nước Mỹ rồi lan rộng ra các nền kinh tế từng được coi là hùng mạnh ở châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðài Loan (Trung Quốc)...

Nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng bị tác động xấu của khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới, biểu hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế phát triển với tốc độ chậm lại, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, một số doanh nghiệp bị đình đốn hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, người lao động mất việc làm và thu nhập.

Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB và XH) tại hội nghị toàn quốc về giải quyết việc làm và XKLÐ cho biết, Việt Nam vẫn là quốc gia có lượng lao động dồi dào với 46,7 triệu người, trong đó 44,16 triệu người trong độ tuổi lao động.

Hằng năm, có thêm từ 1,2 đến 1,5 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.

Theo các nhà khoa học lao động, với tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị khoảng 5%, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn 5,79% và cộng dồn số lao động nhiều năm chưa tìm được việc làm, thì cả nước luôn "tích trữ" gần tám triệu lao động mất việc làm, hoặc việc làm không ổn định, những việc làm mùa vụ, bấp bênh.

Báo cáo tổng hợp của Bộ LÐ-TB và XH cũng chỉ ra rằng, trên thị trường lao động nước ta hiện nay, cung lao động vẫn lớn hơn cầu lao động; lao động không nghề, hoặc lao động tay nghề thấp nhiều hơn và phổ biến hơn lao động có nghề, lao động kỹ thuật cao.

Vì thế, tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm càng thêm trầm trọng, bởi, có thể, thị trường lao động vẫn cần việc làm, nhưng bản thân trình độ của người lao động không đáp ứng được tiêu chí nghề nghiệp tối thiểu mà công việc ấy đòi hỏi.

Ðồng chí Nguyễn Ðại Ðồng, Cục trưởng Cục việc làm (Bộ LÐ-TB và XH) cho biết: Năm 2008, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, tác động một phần đến nền kinh tế Việt Nam, một số doanh nghiệp trong nước, nhất là ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bị đình đốn hoặc thu hẹp sản xuất, đã bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, một số khu công nghiệp, khu chế xuất... tình trạng hàng chục nghìn lao động mất việc làm và thu nhập. Chúng tôi đang theo dõi, tổng hợp tình hình này, vì cuộc "khủng hoảng" kinh tế-tài chính sẽ kéo theo sau nó là tình trạng doanh nghiệp đình đốn sản xuất, và người lao động mất việc làm.

Ðồng chí Ðỗ Thị Xuân Phương, Phó Giám đốc Sở LÐ-TB và XH Hà Nội cho biết, tình trạng thu hẹp sản xuất, mất việc làm đang xảy ra ở một số làng nghề, cơ sở sản xuất nhỏ. Sang tuần tới, Hà Nội làm thủ tục phá sản Công ty Orien Hanel với nhiều lao động bị mất việc, vì sản phẩm điện tử của công ty này sản xuất ra không thể cạnh tranh với sản phẩm điện tử của nhiều hãng nổi tiếng trên thị trường Hà Nội và Việt Nam. Tuy gặp nhiều bất lợi, năm 2008, cả nước tạo được việc làm cho 1,53 triệu lao động, đạt 92% so với mức kế hoạch QH đề ra là tạo việc làm cho 1,7 triệu người, đưa 85 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo dự báo của các nhà khoa học lao động, tình trạng lao động mất việc hoặc thiếu việc làm vẫn là áp lực trong một sức ép lớn hơn về giải quyết việc làm trên cả nước. Không những thị trường lao động trong nước sụt giảm do tác động xấu cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới, mà thị trường lao động ngoài nước cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nhiều thị trường lao động của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðài Loan, Malaysia... do sản xuất đình đốn hoặc thu hẹp, nhiều lao động Việt Nam cũng bị mất việc làm.

Ðồng chí Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Tổng Giám đốc AIC, cho biết: Một số lao động của AIC làm việc ở Ðài Loan bị rơi vào tình trạng mất việc, chúng tôi đang phối hợp phía chủ sử dụng lao động làm thủ tục chuyển đổi nhà máy cho người lao động, hoặc "đàm phán" cho về nước "nghỉ phép" trong thời điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Ðồng chí Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng LÐ-TB và XH cho rằng, bên cạnh nhiều giải pháp chủ động đang bàn để tạo việc làm trong nước và ngoài nước, Bộ LÐ-TB và XH đề nghị Chính phủ trong giải pháp kích cầu, ở thời điểm này cần quan tâm hỗ trợ những ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động để giữ và tạo nhiều chỗ làm việc mới. Trong điều kiện khó khăn hơn trước, năm 2009, Chính phủ chỉ đạo Bộ LÐ-TB và XH phối hợp Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, một số bộ, ngành liên quan, các địa phương vẫn đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 1,7 triệu người, đưa 90 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trong điều kiện kinh tế-xã hội gặp khó khăn, khi trả lời chất vấn của đại biểu QH tại kỳ họp thứ tư, QH khóa XII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo một chế độ mới trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của đất nước sẽ đi vào hoạt động, và có hiệu lực pháp luật từ ngày 1-1-2009. Ðó là chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động.

Ngày 12-12-2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị định số 127/2008/NÐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHTN.

Theo quy định của NÐ127, người lao động (NLÐ) tham gia BHTN là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động (HÐLÐ), hợp đồng làm việc (HÐLV) với người sử dụng lao động, gồm: HÐLÐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; HÐLÐ không xác định thời hạn; HÐLV xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, và HÐLV không xác định thời hạn.

Người sử dụng lao động (NSDLÐ) tham gia BHTN là NSDLÐ có sử dụng từ 10 NLÐ trở lên tại cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị-xã hội, và tổ chức xã hội khác; doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Ðầu tư; Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLÐ; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam có sử dụng lao động Việt Nam.

Ðồng chí Nguyễn Ðại Ðồng, Cục trưởng Cục việc làm (Bộ LÐ-TB và XH) cho biết: Nghị định 127-2008/NÐ-CP ban hành đúng lúc xuất hiện tình trạng mất việc làm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu tác động đến nền kinh tế nước ta.

Nếu thực hiện tốt các quy định của NÐ127 về BHTN, sẽ góp phần bảo đảm an sinh xã hội, NLÐ có cơ hội có lại việc làm, hoặc tìm được việc làm mới. BHTN là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật BHXH. NLÐ được hưởng chế độ BHTN khi đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Mức đóng BHTN của NLÐ là 1% tiền lương, tiền công/tháng, NSDLÐ đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công/tháng của những người tham gia đóng BHTN.

NLÐ được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là ba tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN; sáu tháng, nếu có đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN; chín tháng, nếu có đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN; một năm, nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên. Quỹ BHTN được hình thành từ 1% mức đóng BHTN của NLÐ; 1% của NSDLÐ; hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ Ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN; tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ, và một số nguồn thu hợp pháp khác.

(Theo Nhân dân)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Giải quyết việc làm cho lao động (LĐ) Việt Nam, Nghịch lý thiếu, thừa...
  • Inđônêxia: 200.000 người có thể bị mất việc làm trong 6 tháng tới
  • Trung Quốc: Sức ép việc làm gia tăng do kinh tế tăng trưởng chậm lại
  • Thị trường việc làm và xuất khẩu lao động đang thu hẹp dần
  • Malaysia sẽ tạm ngừng tuyển dụng lao động nước ngoài
  • Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng: Tạo việc làm và xuất khẩu lao động phải phục vụ mục tiêu giảm nghèo
  • Chất lượng lao động, yếu tố quyết định mở rộng thị trường lao động xuất khẩu
  • Nh­ững điều cần biết khi xin lưu trú lao động tại Kuwait ( Visa lưu trú )
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu