Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu chính sách điều tiết thị trường lao động

Thị trường lao động đang phát triển rất tự nhiên, thiếu bàn tay “hữu hình” của cơ quan quản lý, sự cát cứ về thông tin và thiếu nhất quán trong các chính sách tổng thể để phát triển… là những vấn đề được ông Nguyễn Hữu Dũng, trợ lý bộ trưởng bộ Lao động – thương binh và xã hội, nguyên viện trưởng viện Khoa học lao động và xã hội trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị

Ông nghĩ sao khi hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng bộ Lao động – thương binh và xã hội (bộ Lao động) nên đưa ra những chính sách phát triển thị trường lao động mà không nên đưa ra cam kết về chỉ tiêu việc làm mới hàng năm, bởi bộ Lao động không tạo ra được việc làm mới?

Phát triển thị trường lao động là chủ trương lớn, chỉ tiêu việc làm cũng là một chủ trương lớn. Chỉ tiêu tạo việc làm mới hàng năm vẫn được đưa ra là chỉ tiêu quốc gia, không phải chỉ tiêu của bộ Lao động. Tạo việc làm mới hàng năm chủ yếu qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Đây là kênh chính, phụ thuộc vào phát triển kinh tế, đầu tư và năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mỗi năm có bao nhiêu việc làm mới được tạo ra, tăng trưởng thế nào, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kinh tế ngành, vùng… đúng là phụ thuộc vào chính sách cân đối kinh tế vĩ mô mà không phụ thuộc vào bộ Lao động. Nhưng kênh này dù có đến đâu thì vẫn có một lớp đối tượng chưa có việc làm nên cần chính sách giải quyết việc làm cho những người này. Đây chính là chính sách giải quyết việc làm cho những đối tượng lao động yếu thế trong thị trường, cần đến bộ Lao động.

Trong thực tế nếu thị trường lao động được điều hành tốt hơn sẽ góp phần giải quyết việc làm tốt hơn, không còn câu chuyện “kỳ lạ” như thời gian vừa qua, đó là lao động thất nghiệp nhiều nhưng các khu công nghiệp vẫn khan hiếm và khó tuyển?

Đó chính là hoạt động không tốt của thị trường lao động. Sự khan hiếm lao động tại một số khu công nghiệp thời gian qua bắt nguồn từ sự mất cân đối về cung – cầu lao động theo cơ cấu, vùng miền, chủ yếu do thị trường bị chia cắt. Công tác dự báo không tốt, hệ thống cung cấp dịch vụ về việc làm cũng không tốt, nên có chỗ thiếu, có chỗ lại quá thừa. Thị trường lao động thông thường có hai loại điều tiết, đó là điều tiết tự nhiên theo thông tin để tạo điều kiện thông tin không bị chia cắt. Thứ hai là các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy thị trường lao động thông qua các kênh dịch vụ. Cái này mình làm chưa tốtThị trường lao động hầu như tự điều tiết.

Thị trường lao động nước ta luôn trong tình trạng cung lớn hơn cầu nhưng tại các tỉnh phía Nam lại luôn khan hiếm lao động, theo ông cần vai trò điều tiết của cơ quan quản lý với vấn đề này như thế nào?

Trước đây, có dòng dịch chuyển lao động từ Bắc vào Nam nhưng bây giờ sau làn sóng sa thải vừa rồi, nhiều lao động không đi nữa. Vấn đề quan trọng nhất là lương, tiền lương điều tiết quan hệ cung –cầu lao động rất lớn. Nếu tiền lương cao thì lao động sẽ dịch chuyển nhiều. Tiền lương nếu đủ sống, có tích luỹ thì mới tạo được dịch chuyển lao động. Tuy nhiên, ngoài chuyện lương, những giải pháp hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết như chính sách di dân, nhà ở…

Nhiều địa phương tìm mọi cách trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư trong khi không chuẩn bị nguồn lao động và đã xảy ra khan hiếm lao động có tay nghề cao. Các tỉnh này có nên trải thảm đỏ mời lao động?

Đã có nhiều địa phương đưa ra các chính sách thu hút lao động có kỹ thuật nhưng trong thực tế chưa chắc thu hút mà đã đáp ứng được. Ví dụ như tôi thấy lao động kỹ thuật khan hiếm và nhu cầu rất chênh lệch theo vùng. Hầu hết các vùng phát triển nóng có nhu cầu cao về lao động kỹ thuật như dịch chuyển của lao động kỹ thuật thấp vì đối tượng này phần nhiều tìm được việc tại chỗ. Dòng dịch chuyển chủ yếu là lao động phổ thông. Tại nhiều địa phương, việc kêu gọi đầu tư nhưng không chuẩn bị nguồn lao động vẫn được ví như xây cái cầu nhưng không làm đường dẫn lên.

Theo ông, để giảm khan hiếm lao động theo vùng, đồng thời điều tiết cung – cầu lao động hợp lý hơn, có cần thay đổi chính sách di dân?

Cái dở nhất của ta hiện nay là chưa tổ chức di dân. Việc này đã được bàn tới từ năm 1991 nhưng vẫn chưa được thể chế hoá. Nước ta hiện đang thiếu các hoạt động chủ động tổ chức dịch chuyển này. Rất cần có sự dịch chuyển lao động, nhưng người dân khó dịch chuyển được vì thiếu tiền. Tới đây trong đề án an sinh xã hội tới năm 2015 đang được xây dựng sẽ có phần hỗ trợ di dân. Chính sách hỗ trợ di chuyển sẽ là chính sách rất quan trọng trong điều tiết thị trường lao động. Các chính sách hỗ trợ dự kiến bao gồm: hỗ trợ bằng tiền, hỗ trợ thông tin và vấn đề nhân khẩu hộ khẩu…

Tuy nhiên, đó phải là một chính sách tổng thể, không phân biệt đối xử giữa người bản địa và người nhập cư tại các địa phương thì mới thu hút được các dòng dịch chuyển từ những nơi thừa về những nơi khan hiếm, trong đó có các chính sách tiếp cận y tế, giáo dục… đối với lao động nhập cư

( Theo Tây Giang // SGTT Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Nhu cầu lao động sẽ tăng đột biến!
  • Hà Nội: Giảm mạnh tỷ lệ lao động nông nghiệp vào 2020
  • Xuất khẩu lao động: Hồi phục thị trường Malaysia
  • Cần tăng khả năng đàm phán cho công nhân
  • 2011-2015: Sẽ có chuẩn nghèo mới
  • Lương theo bằng cấp nên ngại học nghề
  • Lao động di cư quay về nông thôn: Lao đao tìm việc
  • Thị trường xuất khẩu lao động: Chỉ tiêu chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu