Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

10 giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tại Quyết định 1914/QĐ-TTg ngày 19/10/2010.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ giá trị gia tăng cao - Ảnh minh họa

10 giải pháp được đưa ra là: 1- Ổn định kinh tế vĩ mô; 2- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 3- Tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ; điều chỉnh chính sách đầu tư...; 4- Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế, tập trung phát triển các ngành có lợi thế so sánh, tỷ trọng giá trị tăng cao, từng bước giảm tỷ trọng các ngành gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên; 5- Phát triển vùng kinh tế, cụm công nghiệp, khu công nghiệp; 6- Nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; 7- Đẩy mạnh phát triển hệ thống doanh nghiệp; 8- Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, giảm thiểu tác động đến môi trường; 9- Đẩy mạnh phát triển các thị trường nhân tố sản xuất như lao động, công nghệ, vốn, đất đai...; 10- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thể chế,  phân cấp, biên chế và tiền lương...

Quyết định của Thủ tướng đặt rõ tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 12/2011 các công việc như: đến tháng 12/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Công Thương chủ trì phải hoàn thành việc chọn ra khoảng 10 ngành công nghiệp để chuyển đổi cơ cấu nhằm tăng năng lực cạnh tranh. Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chủ trì xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước, hoàn tất đến tháng 10/2011.

Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương do Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện từ nay đến hết năm 2011 phải trình Chính phủ.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia trình Chính phủ vào tháng 12/2010.

Các mục tiêu định hướng cho giai đoạn 2011-2020:

- Tăng số lượng, tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu; nâng dần thị phần tiêu thụ những sản phẩm này trên thị trường thế giới.

- Tăng số doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có khả năng canh tranh trên thị trường thế giới.

- Tăng số doanh nghiệp, ngành có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao bằng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường.

(Theo Chí Kiên // Tin Chính phủ)

  • Những doanh nghiệp tư nhân tài giỏi không phải là hiếm
  • Một số ý kiến về Chiến lược phát triển 2011 – 2020
  • Điểm nhấn đột phá về thể chế
  • Nỗ lực thực thi các mục tiêu thiên niên kỷ
  • Kẻ khổng lồ bên cạnh ta: Chủ nợ của thế giới
  • Tụt hạng tín nhiệm, có quá lo?
  • Cuối năm 2010: Ngành nào "hot" nhất ?
  • Nợ công của Việt Nam: "Quán xuyến nợ ngầm", khó cũng phải làm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi