Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2013: VN dẫn đầu thế giới về tăng trưởng giải trí, truyền thông

Đó là nhận định mà PriceWaterhouseCoopers- tập đoàn tư vấn kinh doanh hàng đầu thế giới, đưa ra trong Báo cáo Triển vọng Giải trí và Truyền thông Toàn cầu lần thứ 10.

Việt Nam sẽ dần đầu thế giới về tăng trưởng trong ngành giải trí và truyền thông trong 5 năm tới, với giá trị thị trường vượt qua con số 2,3 tỷ USD vào năm 2013.

Theo báo cáo này, thị trường giải trí và truyền thông ở Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức cao nhất 16,7%. Tiếp sau là Arập Xêút và khu vực các nước Arập với con số tương ứng 15,5% và Pakistan 13%.

Đóng góp lớn nhất cho mức tăng trưởng của ngành giải trí và truyền thông ở Việt Nam là tốc độ tăng trưởng của dịch vụ internet, dự báo sẽ tăng ở mức 20,9% trong 5 năm tới. Quảng cáo và tiêu dùng cá nhân (không kể internet) cũng sẽ phát triển ở mức tương ứng 10,9% và 16,1%.

Theo PriceWaterHouseCoopers, kinh tế phát triển, cùng với sự cải thiện về hệ thống cơ như truyền hình đa kênh, internet băng thông rộng và điện thoại di động, là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng cho ngành giải trí và truyền thông tại hầu hết các quốc gia có mức tăng trưởng cao, trong đó có Việt Nam.

Giá trị thị trường của ngành giải trí và truyền thông Việt Nam đã tăng gấp ba lần trong 5 năm từ 2004-2009. Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng phát triển vì vẫn chưa thâm nhập sâu vào một số lĩnh vực của ngành này, PriceWaterhouseCoopers nhận định.

Theo trào lưu của thế giới, tiêu dùng cho internet, quảng cáo trên truyền hình và thuê bao truyền hình cáp sẽ tiếp tục đưa ngành công nghiệp giải trí và truyền thông ở Việt Nam phát triển hơn nữa.

PriceWaterhouseCoopers dự báo ngành giải trí và truyền thông toàn cầu, bao gồm cả tiêu dùng cá nhân và chi phí cho quảng cáo, sẽ tăng trưởng 2,7% mỗi năm từ 2009 đến 2013 và đạt 1,6 nghìn tỉ USD vào năm 2013.

Theo tập đoàn này, khu vực Mỹ Latinh và châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là khu vực tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực giải trí và truyền thông, với tốc độ tương ứng 5,1% và 4,5% và giá trị thị trường đạt 73 tỉ và 413 tỉ USD cho tới năm 2013.

(Theo Tuổi Trẻ)

  • Phục hồi phát triển kinh tế: Bài toán hậu khủng hoảng
  • Vì sao ngành điện “đói” vốn ?
  • Văn bản hành chính rườm rà 'ngáng' sự phát triển kinh tế
  • Chỉ số giá: Cách tính mới sẽ "chính xác hơn"
  • Triển vọng kinh tế và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam
  • Kinh tế Việt Nam có thể hạn chế sự phụ thuộc vào dầu thô?
  • Kích thích kinh tế - giải pháp tích cực cho doanh nghiệp và nền kinh tế
  • Kinh tế Việt Nam sẽ đi lên từ 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi