Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng tăng gần 11,59% so với năm 2008

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2009 tăng 0,44% so tháng 4. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái,  CPI đã tăng  5,58%.  Nhưng so với năm 2008, 5 tháng đầu năm nay CPI tăng tới 11,59%. Số liệu mới nhất từ Tổng Cục thống kê đã cho kết quả trên.  

Đáng chú ý, chỉ số giá tiêu dùng của 10 nhóm hàng hóa, dịch vụ cơ bản – cơ sở  để tính CPI -  đều dương trong tháng 5/2009.
 
Chỉ số giá tiêu dùng của tất cả các mặt hàng tháng 5/2009 đều tăng - Ảnh Phan Hùng


Trong đó, nhóm dịch vụ phương tiện đi lại và bưu chính viễn thông tăng cao nhất với tỷ lệ 1,8%.

 
Sự tăng cao vượt trội của nhóm phương tiện, giao thông được cho là do tác động của đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5 và việc tăng giá xăng. Đáng chú ý, bưu chính viễn thông tháng này tăng tới 1,92% trong khi tháng trước âm 0,04%.
 
Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ năm ngoái thì nhóm dịch vụ phương tiện đi lại và bưu chính viễn thông lại là nhóm duy nhất có có chỉ số âm, chỉ đạt 97,47%. Điều đó cho thấy, so với 5 tháng đầu năm 2008, năm nay người dân dường như thắt lưng buộc bụng hơn trong việc sử dụng các dịch vụ đi lại và bưu chính viễn thông.
 
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống – nhóm luôn gây chú ý vì chiếm tỷ trọng non nửa rổ hàng hóa tính CPI tháng 5 - tăng nhẹ so với tháng 4. Mức tăng chung là 0,18%, trong đó nhóm thực phẩm tăng 0,36%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,38%. Riêng nhóm lương thực giảm 0,37%.
 
Nhóm vật liệu xây dựng và nhà ở tăng 0,97% cho thấy thị trường xây dựng đang ấm dần lên.
 
Các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác đều ghi nhận sự tăng giá so với tháng trước. Cụ thể, nhóm may mặc, mũ nón giày dép tăng 0,26%; nhóm dược phẩm y tế tăng 0,18%; nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,51%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,31%, đồ dùng và dịch vụ khác tăng 1,44%.
 
Hai nhóm tăng ít nhất là giáo dục và văn hoá, thể thao, giải trí với chỉ số lần lượt là 0,04% và 0,03 %
 
Dù mức tăng rất thấp nhưng nhóm văn hóa, giải trí, thể thao đã thoát khỏi chỉ số âm 0,74% của tháng trước.
 
Cũng trong tháng 5 này, chỉ số giá vàng của cả nước tăng 0,61%, chỉ số giá USD tăng 1,25% so với tháng 4.
 
Tính chung cả 5 tháng đầu năm 2009, so với năm 2008, CPI đã tăng 11,59%.

(Theo Phan Hùng // Báo vietnamnet)

  • Dấu hiệu kinh tế phục hồi: Cần tránh “ông nói gà, bà nói vịt”
  • Khủng hoảng kinh tế: Cơ hội tái cơ cấu công nghiệp
  • Khẳng định chỗ đứng tại thị trường nội địa : Hướng đi nào cho doanh nghiệp?
  • Tận dụng cơ hội đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển bền vững
  • ADB hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy thương mại
  • Tìm giải pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
  • Các nhà tài trợ đánh giá triển vọng tăng trưởng của VN
  • Tháng 5: CPI các loại hàng hóa đều tăng mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi