Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hồi phục kinh tế, nhìn từ góc độ doanh nghiệp

Đó đây đã xuất hiện những dấu hiệu của sự phục hồi, nhưng để tạo được tính bền vững, nỗ lực phải xuất phát từ chính các doanh nghiệp.
 


Nhiều doanh nghiệp da giày ở TP.Hải Phòng đã có được đơn hàng đến hết quý II hoặc quý III/2009 - Ảnh: Đức Thanh

 Sau 4 - 5 tháng vật lộn với khó khăn vì đơn hàng sút giảm, không ít doanh nghiệp (DN) da giày ở TP. Hải Phòng đã có được đơn hàng đến hết quý II hoặc quý III/2009, với giá gia công cao hơn giai đoạn đầu năm. Tại TP.HCM, 24 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động trong năm 2008, nay đã hoạt động trở lại. Trong khi đó, tại Đồng Nai, một số DN dệt may trước kia gặp khó khăn phải giảm quy mô, nay đang có nhiều đơn hàng mới, thậm chí không có thời gian để gặp đoàn khảo sát của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Những thông tin nói trên là do các đoàn khảo sát của Viện Khoa học xã hội Việt Nam cung cấp và đó là kết quả cuộc khảo sát nhanh, được thực hiện trong tháng 4/2009, về tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đến DN và người lao động tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Có thể những tín hiệu này chưa nhiều, nhưng vẫn có những điểm sáng. Và đó là lý do để dư luận trông chờ một sự chuyển biến tích cực hơn của sản xuất công nghiệp trong quý II/2009.

Điều này đã được minh chứng một cách rõ ràng qua kết quả sản xuất công nghiệp của 5 tháng đầu năm, với giá trị sản xuất công nghiệp tháng sau luôn cao hơn tháng trước. Sản xuất công nghiệp tăng trở lại, tuy vẫn ở mức thấp nhưng đã nảy sinh kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế.

Tuy vậy, đã có thể coi đó là dấu hiệu của sự hồi phục của nền kinh tế hay chưa? Thời gian gần đây, liên tiếp các câu hỏi tương tự đã được đặt ra. Trên thực tế, các dấu hiệu tích cực của sản xuất công nghiệp đã được ghi nhận. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận, phía trước vẫn còn rất nhiều khó khăn. Các kết quả khảo sát của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã cho thấy điều đó.

Với các DN da giày ở Hải Phòng, vào thời điểm tháng 4, khi cuộc khảo sát được thực hiện, một số DN khẳng định, đã bắt đầu tăng sản lượng trở lại sau khi đã “chạm đáy” vào tháng 3. Tuy nhiên, các dấu hiệu hồi phục không đồng đều, vì một số dây chuyền, phân xưởng vẫn thiếu đơn hàng.

Hơn thế, các kết quả khảo sát của Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng cho thấy, một số DN trong các lĩnh vực khác vẫn chưa thấy triển vọng đơn hàng tăng trong quý II/2009. Một doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng trong ngành điện tử đã trả lời đoàn khảo sát rằng, vẫn đang rất thận trọng với những khó khăn trước mắt, vì thị trường hiện nay còn rất khó dự đoán, chưa thể khẳng định đâu là điểm đáy.

Ở đây, cần thừa nhận một điều rằng, cuộc khảo sát của Viện Khoa học xã hội Việt Nam chỉ được thực hiện trên một phạm vi nhỏ và nó chưa thể phản ánh một cách toàn diện bức tranh sản xuất - kinh doanh của các DN. Nhưng cứ nhìn vào thực tế sản xuất - kinh doanh trong quý I của các DN, thì xem ra, để các yếu tố của sự phục hồi bền vững hơn, cần nhiều hơn nữa sự nỗ lực của chính họ.

Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, trong quý I/2009, ở Hà Nội, rất nhiều DN định hướng xuất khẩu bị giảm thu. Doanh số của Công ty Nissin giảm 30 - 40%, Inoac giảm 50%. Thậm chí, theo nhận xét của lãnh đạo Ban quản lý KCN Thăng Long, thì hầu hết trong số 67 DN hoạt động trong KCN phải cắt giảm sản xuất, chỉ có 1 - 2 nhà máy công nghệ cao là tăng sản xuất.

Minh chứng cho tình trạng này, Ban quản lý KCN Thăng Long đã viện dẫn số lượng nước tiêu thụ ở KCN giảm 30 - 40% và bản thân KCN Thăng Long cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều khách hàng thuê đất muốn điều chỉnh tiến độ thanh toán, thay vì thanh toán từng năm thì thanh toán từng tháng.

Trong khi đó, ở các địa phương còn lại tham gia khảo sát, khó khăn của các DN là không hề nhỏ. Tại các KCN ở Đồng Nai, sản xuất sụt giảm mạnh đối với các DN chế biến gỗ, linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy. Số lượng đơn hàng của hầu hết DN thuộc diện khảo sát ở Hải Phòng trong quý I đã giảm ít nhất là 20 - 40% so với cùng kỳ 2008.

Xét theo ngành nghề, ngoài các DN dệt may, da giày gặp nhiều khó khăn, thì các DN điện tử, ô tô cũng lao đao vì thiếu đơn hàng từ các công ty mẹ ở nước ngoài. Một công ty điện tử ở Đồng Nai đã bị giảm 1/3 đơn hàng trong quý I/2009. Đáng nói là, sự sụt giảm trong sản xuất của các ngành hàng đồ gỗ, may mặc, lắp ráp điện tử đã kéo theo sự suy giảm của các công ty sản xuất phụ liệu, bao bì. Bằng chứng là, vì một DN sản xuất gỗ ở KCN Tam Phước (Đồng Nai) sụt giảm gần 70% công suất, kéo theo sự “đóng băng” của một xưởng sản xuất đinh ốc, 2 xưởng bao bì và 1 xưởng mút xốp…

Rõ ràng, sự suy giảm sản xuất là có thật và nó cũng đã được phản ánh qua số liệu thống kê về sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm. Mặc dù những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế cũng đã ngày càng trở nên rõ rệt hơn, song kết quả khảo sát của Việt Khoa học xã hội Việt Nam cho thấy, không dễ để có một sự hồi phục mạnh mẽ ngay trong quý II và III/2009, nhất là khi kinh tế thế giới còn diễn biến phức tạp. Tất cả đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của các DN.

 

(Theo Hà Nguyễn // Báo đầu tư)

  • Cơ quan nào quản lý Nhà nước về viễn thông?
  • Phục hồi tăng trưởng sau khủng hoảng: Cần minh bạch chiến lược
  • Năm 2010 dự toán thu ngân sách Nhà nước đạt trên 21% GDP
  • Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng tháng 6: Bốn điểm đáng lưu ý
  • Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh và phát triển bền vững
  • Kinh tế 6 tháng đầu năm 2009 và những giải pháp kiến nghị Chính phủ
  • Kinh tế - xã hội của thành phố nhiều khởi sắc
  • Niên vụ mía 2009- 2010 tại ĐBSCL: Nguy cơ thiếu mía nguyên liệu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi