Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2011, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế

Năm 2011 nỗ lực phấn đấu thúc đẩy sản xuất phát triển, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Phấn đấu năm 2011, tăng tổng sản phẩm trong nước(GDP) đạt 7,0% - 7,5%.

Phấn đấu năm 2011, tăng tổng sản phẩm trong nước(GDP) đạt 7,0% - 7,5%.

Đó là 1 mục tiêu cơ bản được Thủ tướng Chính phủ chỉ thị về việc xây dưng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.

Năm 2011 là năm đầu tiên và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà để thực hiện tốt các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015.

Nhận định chung, kinh tế thế giới biến đổi nhanh, phức tạp và khó lường; suy thoái kinh tế toàn cầu đã được ngăn chặn nhưng chưa lấy lại đà tăng trưởng của các năm trước sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nước ta trong thời gian tới.

Cần thực hiện 3 đột phá lớn

Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu căn cứ vào tình hình trong nước và quốc tế trong thời gian qua và triển vọng phát triển sắp tới, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 trong dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI để xác định mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch năm 2011.

Để đạt được các mục tiêu phát triển năm 2011, theo Thủ tướng cần tổ chức triển khai 3 đột phá lớn: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực cao; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, quy mô lớn.

Chỉ thị cũng nêu ra những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội bao gồm nhiệm vụ về kinh tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa và một số lĩnh vực an sinh xã hội khác, tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. Cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng các phương án ứng phó với các tác động của tình hình kinh tế thế giới tới kinh tế nước ta trong mọi tình huống.

Dự toán thu nội địa tăng bình quân tối thiểu 17-19%

Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cho năm 2011 và giai đoạn 2011 – 2015 của từng Bộ, cơ quan Trung ương cũng như từng địa phương.

Theo chỉ thị, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2011 phải bảo đảm mức động viên vào ngân sách nhà nước đạt trên 23% GDP, trong đó thu thuế và phí đạt trên 21% GDP. Dự toán thu nội địa của cả nước (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 17 – 19% so với đánh giá ước thực hiện năm 2010; dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng tối thiểu 7% - 9%.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình các cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung những chế độ, chính sách thực hiện không có hiệu quả hoặc đã lạc hậu, không  phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời, đề xuất bổ sung những chính sách, chế độ cần thiết, cấp bách thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015 làm cơ sở cho việc tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong tháng 9/2010, báo cáo Chính phủ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 để Chính phủ cho ý kiến, hoàn chỉnh, trình Quốc hội.

Trước 20/11/2010, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm 2011 cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, các cơ quan, đơn vị khác trên cơ sở các nghị quyết của Quốc hội.

(Theo Chí Kiên // Tin Chính phủ // Chỉ thị 854/CT-TTg)

  • Bàn thêm về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam
  • Việt Nam "bước lên" vị trí 71 trong bảng xếp hạng về chỉ số thúc đẩy thương mại
  • WB dự báo: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7%
  • WB khuyến cáo nguy cơ 'nhóm lợi ích' của siêu dự án
  • Quy hoạch Thủ đô: “Thấy khó mà không làm thì càng nguy hiểm”
  • Vì sao trung tâm hành chính quốc gia phải lên tận Ba Vì?
  • Quy hoạch Thủ đô: Đề phòng tác động của nhóm lợi ích
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Dự trữ ngoại tệ ở mức an toàn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi