Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quy hoạch chưa 'ngon'

Một góc Cảng Hải Phòng .Ảnh:Phạm Duẩn

Sáng 9-7, lần đầu tiên, một hội nghị xúc tiến đầu tư kinh tế biển do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức tại Hải Phòng.

Nhiều đại biểu cho rằng kinh tế biển Việt Nam chưa có quy hoạch rõ ràng, thiếu sự liên kết giữa các địa phương và đó không phải là bức tranh dễ lắp ghép.

Ông Hoàng Duy Đông, Phó Cục trưởng Quản lý Kinh tế biển và Hải đảo (Bộ TN-MT) cho biết, Việt Nam có gần 200 dự án khu công nghiệp với tổng diện tích gần 50.000 ha bám theo dọc biển. Trong đó, 110 khu công nghiệp đi vào khai thác với tổng diện tích hơn 26.000 ha. Cùng đó, còn hàng trăm địa điểm có thể xây dựng cơ sở đóng tàu, hải cảng, có điểm có thể xây dựng cảng nước sâu.

Các ngành kinh tế biển có đóng góp lớn (98%) là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải, du lịch biển. Các ngành khác như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, thông tin liên lạc… quy mô còn rất nhỏ, chiếm khoảng 2% tổng thể kinh tế biển và 0,4% GDP cả nước.

Ở khía cạnh đầu tư, ông Đông nhấn mạnh, kinh tế biển của Việt Nam còn nhỏ bé, chỉ khoảng hơn 10 tỷ USD, trong khi đó sản lượng kinh tế biển của thế giới ước 1.300 tỷ USD (Nhật Bản 468 tỷ USD, Hàn Quốc 33 tỷ USD). Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém. Hệ thống cảng biển nhỏ bé, thiết bị còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp.

Ngày 9-7, làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí với kiến nghị của tỉnh xây dựng Trung tâm cơ khí ô tô tại Khu KTM Chu Lai, đây sẽ là trung tâm cơ khí ô tô lớn nhất Việt Nam. Về việc thành lập huyện đảo Cù Lao Chàm, Thủ tướng cho biết sẽ giao Bộ Nội vụ tiến hành nghiên cứu, rà soát, kiểm tra mức độ cần thiết trước khi đồng ý thành lập huyện.

Thủ tướng đồng ý cấp 20 tỷ đồng và 3.000 tấn gạo hỗ trợ nông dân Quảng Nam khắc phục hậu quả nắng hạn.

(Nguyễn Thành)

Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 1/140 của Singapore, 1/7 của Malaysia và 1/5 của Thái Lan. Hiện, nước ta chưa có cơ chế, chính sách cụ thể, đặc thù cho phát triển kinh tế biển.

Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho rằng, tám vấn đề thách thức lớn trong phát triển kinh tế biển là quy hoạch bất cập, đặc biệt là quy hoạch không gian biển, cơ cấu ngành nghề kinh tế biển, ven biển chưa hợp lí... Hệ thống luật pháp, chính sách về quản lí vùng bờ và đảo thiếu đồng bộ, hiệu lực thi hành yếu...

Ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư Nam Đình Vũ, chủ dự án lấn biển với tham vọng xây dựng một thành phố trên biển diện tích trên 1.300 ha theo hướng đô thị, thương mại, hải cảng… cho biết, hiện chúng ta chỉ làm được chưa đến 10% so với tiềm lực biển của Việt Nam, như thế là lãng phí.

Trong 10% đó, cách làm vẫn nhỏ bé, manh mún, thiếu hẳn khu đô thị, hàng hải, cảng biển... Ông Thắng nhấn mạnh tính liên kết giữa các đô thị biển, khu du lịch còn quá yếu, và việc này một mình doanh nghiệp không thể làm được, Chính phủ phải đứng ra làm nhạc trưởng. Kinh tế biển cần một quy hoạch chiến lược, nhưng bức tranh này không dễ lắp ghép.

(Theo Tienphong)

  • Rát mặt 'sa mạc' miền Trung (Bài 1)
  • Rát mặt 'sa mạc' miền Trung (Bài 2)
  • Biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người Việt
  • Kinh tế VN và những dấu hiệu khả quan nửa đầu năm 2010
  • Quy mô vốn nào cho hợp lý ?
  • Cải cách hành chính: Nhiều tồn tại trong thực hiện Đề án 30
  • Tập đoàn lương thực: Mới chỉ là ý tưởng
  • Việt Nam nên đầu tư cho vi mạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi