Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

‘GDP quý I tăng 6% không có gì là bất ngờ’

Đánh giá cao khả năng tăng trưởng trong ngắn hạn của Việt Nam nhưng không ít chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng lạm phát mới là bài toán nan giải nhất đối với nền kinh tế trong năm 2010.
 
Phát biểu tại Hội thảo “Phát triển và Giảm nghèo của các nước đang phát triển thời kỳ hậu khủng hoảng” do Ngân hàng Nhà nước và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tổ chức trong ngày 22/3, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý I/2010 của Việt Nam tăng tới 6% so với cùng kỳ 2009. Tuy nhiên, con số này không khiến giới phân tích bất ngờ. VnExpress.net ghi lại một số ý kiến của các chuyên gia xung quanh vấn đề này.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Tăng trưởng được 6% trong quý I là một kết quả tốt, nhưng không phải vì thế mà chúng ta chủ quan. Cần nhớ rằng mức tăng của GDP là so với quý I/2009, quý tăng trưởng thấp nhất năm ngoái. Lựa chọn một xuất phát điểm thấp để so sánh thì đương nhiên ta sẽ dễ nhìn thấy một tốc độ tăng trưởng cao.

Trong khi đó, vấn đề lạm phát đối với kinh tế Việt Nam đã không còn là nguy cơ mà trở thành vấn đề hàng ngày, hàng giờ của bà nội trợ, của người sinh viên, của người công nhân nghèo... Tôi biết có những nữ công nhân ở Bình Dương giờ phải đăng ký đi làm đêm để tiết kiệm được 2 bữa ăn. Tình hình đã nghiêm trọng đến mức đó rồi nên việc kiểm soát được lạm phát ở mức 7% theo tôi là khó khăn. Lạm phát 3 tháng đã ở mức 4% thì làm sao vật giá có thể chỉ tăng 3% trong 9 tháng còn lại? Tôi cho rằng con số thực tế hơn sẽ ở mức 10-12%.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Con số 6% GDP của quý I không quá bất ngờ bởi trong ngắn hạn, khả năng tăng trưởng của Việt Nam vẫn khá tốt. Tuy nhiên, cái giá của sự tăng trưởng là sự bất ổn vĩ mô đã kéo dài nhiều năm nay. Sự bất ổn này sẽ có nguy cơ trầm trọng hơn nếu nền kinh tế không dành cho nó sự quan tâm đúng mức. Điều đáng mừng là Chính phủ ta vẫn đang đặt mục tiêu ổn định lên trên tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, việc thực hiện đôi lúc còn chưa được như mong muốn.

Thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng tỷ lệ lạm phát lên tới 4% trong 3 tháng đầu năm không phải điều bất thường. Tôi hoàn toàn không đồng ý với ý tưởng này. Đành rằng có sự tăng giá do Tết nhưng nếu cứ theo đà này thì chắc chắn mục tiêu lạm phát 7% không thực hiện được. Tôi nghĩ giữ được lạm phát năm 2010 ở mức dưới 2 con số, cho dù có là 9,99% cũng đã là thành công.

Martin Rama - Chuyên gia kinh tế cao cấp của World Bank tại Việt Nam Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I hàng năm ở hầu hết các quốc gia đều khá thấp so với các quý tiếp theo. 6% không phải là một thành tích quá tệ, cũng như thành tích trong năm 2009 của Việt Nam. Tỷ giá đồng Việt Nam đang ở thế ổn định. Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong những tháng còn lại. 2010 là một năm tốt đẹp đối với Việt Nam

Tuy vậy, trong bối cảnh lạm phát đang là nguy cơ hiện hữu đối với Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong thời kỳ hậu khủng hoảng thì lời khuyên dành cho các bạn là nên rút dần các biện pháp kích thích kinh tế. Lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam không thể so sánh được với Trung Quốc hay một số nước khác. Do đó, giảm dần các chi phí cho kích thích kinh tế là việc cần làm để tránh nguy cơ tăng trưởng tín dụng nóng, thâm hụt ngân sách và lạm phát leo thang.

(Theo Nhật Minh - Thanh Bình - VnExpress)

  • “Tam nông” đói vốn!
  • Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 8%
  • Kinh tế Việt NamThấp thổm
  • “Hậu tăng giá”: Nỗi lo ghìm cương
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính: CPI tháng 3 có thể tăng 0,5%
  • Đưa kinh tế nước ta vươn lên tầm vóc mới
  • Lạm phát cuối năm 2010 có thể là 2 con số
  • Bia đá Văn Miếu: Mối lo từ đây
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi