Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rớt 10 bậc, Việt Nam đứng thứ 75 về năng lực cạnh tranh toàn cầu

Việt Nam để tuột mất vị trí số 6/8 nước Đông Nam Á có trong danh sách vào tay Philippines và trở thành nước đứng gần cuối trong khu vực Asean về năng lực cạnh tranh.
 

Hôm nay 5/9, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2012 - 2013. Theo đó, Việt Nam rớt 10 bậc tụt xuống thứ 75 trong số 144 nền kinh tế được xếp hạng.

Với cú rớt hạng này, Việt Nam để tuột mất vị trí số 6/8 nước Đông Nam Á có trong danh sách vào tay Philippines và trở thành nước đứng gần cuối trong khu vực Asean về năng lực cạnh tranh, chỉ đứng trên duy nhất Campuchia.

Báo cáo mức độ cạnh tranh toàn cầu của WEF dựa trên 12 tiêu chí chính ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế, bao gồm: thể chế chính trị, môi trường kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục, cơ sở hạ tầng, mức độ hiệu quả của thị trường hàng hóa - thị trường lao động, sự phát triển thị trường tài chính, công nghệ thông tin, quy mô thị trường, sự tinh vi trong kinh doanh và năng lực cải tiến.

Trong 12 tiêu chí đánh giá này, Việt Nam tụt hạng về 9 tiêu chí, xếp thứ hạng dưới 50 trên tất cả các tiêu chí và đặc biệt thấp (trên dưới hạng 100) trên một số tiêu chí quan trọng, ví dụ môi trường kinh tế vĩ mô (106), cơ sở hạ tầng (95), chất lượng đường sá (120) và cảng biển (113), mức độ tôn trọng bản quyền (113), bảo vệ tác quyền (123).

Riêng tiêu chí tổn thương của doanh nghiệp tư nhân do tham nhũng và vấn đề đạo đức được WEF đặc biệt lưu ý bởi xếp hạng của Việt Nam gần chạm ngưỡng 10 quốc gia yếu kém nhất thế giới.

Ngoài các hạn chế kể trên, Việt Nam được đánh giá có một số mặt tích cực như quy mô thị trường lớn (xếp thứ 32), mức độ hiệu quả của thị trường lao động (51), nền tảng giáo dục cơ bản (64) và chăm sóc y tế công cộng (64).

Trong số 10 nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh năm nay gần như không có gương mặt mới ngoại trừ Hồng Kông thay vị trí của Đan Mạch. Thụy Sỹ và Singapore vẫn là 2 nền kinh tế đứng đầu bảng về chất lượng. Cả Mỹ và Nhật đều bị rớt hạng nhẹ, tuy nhiên vẫn thuộc top 10.

Tại châu Á, Hàn Quốc tăng 5 bậc lên vị trí thứ 19, Thái Lan tăng 1 bậc lên 38 và Philippine thay Việt Nam xếp vị trí thứ 65. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc tụt từ vị trí 26 xuống 29, Malaysia và Indonesia cùng rớt 4 bậc xuống lần lượt 25 và 50.

N.Linh

Theo TTVN/WEF

 

  • Các điều kiện hoạt động sản xuất tại Việt Nam tiếp tục giảm
  • Ts. Trần Du Lịch: Bước tranh kinh tế 2013 không quá ảm đạm
  • Đầu tư bệnh viện: Tiềm năng lớn nhưng ít người vào
  • Đặc khu kinh tế: Hành trình đang viết dở
  • Bất động sản đứng nhì về vốn FDI đăng ký trong 8 tháng
  • ASEAN: Cơ hội vàng từ hành lang kinh tế Đông Tây
  • Lạm phát thấp, lo tăng trưởng
  • CPI tăng trở lại, hiệu ứng mới cho nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi