Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Siết chặt kinh doanh ngoài ngành của tập đoàn kinh tế

Các tập đoàn kinh tế nhà nước được yêu cầu đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh chính do chủ sở hữu giao để không bị ảnh hưởng bởi việc mở rộng kinh doanh các ngành nghề liên quan.

Quy định này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập cụ thể trong Dự thảo Nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động và giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước đang được hoàn thành để trình Chính phủ.

Dự thảo này cũng nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng ủy quyền sẽ trực tiếp quyết định cho phép hay không cho phép những trường hợp công ty mẹ, hoặc các doanh nghiệp có vốn góp chi phối, tiến hành kinh doanh những ngành nghề có nguy cơ rủi ro hoặc ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh chính.

Theo Tiến sĩ Trần Tiến Cường, Trưởng ban Nghiên cứu Cải cách và Phát triển Doanh nghiệp, thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, những quy định của dự thảo nghị định này sẽ giúp các tập đoàn xác định rõ ngành nghề kinh doanh, hạn chế tình trạng đầu tư tràn lan ngoài ngành nghề chính như thời gian qua.

Báo cáo về việc mở rộng kinh doanh đa ngành của các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước do Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng vào tuần trước cho thấy con số đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán của các tổng công ty, các tập đoàn thời gian qua lên tới 7.370 tỉ đồng, chiếm 2,16% vốn chủ sở hữu Nhà nước và tương đương 0,92% tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tuy những con số trên vẫn nằm trong vùng chỉ số an toàn tài chính doanh nghiệp nhưng những lĩnh vực đầu tư trên có độ rủi ro cao, đặc biệt là chứng khoán và bất động sản. Bên cạnh đó, việc đầu tư hay góp vốn thành lập doanh nghiệp mới hoạt động ngoài lĩnh vực kinh doanh chính này đã không đạt hiệu quả do sự cạnh tranh ngay trong chính nội bộ tập đoàn, tổng công ty. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp thành lập chưa được một năm đã phải sắp xếp lại theo các hình thức sáp nhập, hợp nhất.

Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã đề xuất Thủ tướng buộc các doanh nghiệp này tạm dừng đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản trong năm 2008. Từ các năm sau, khi đầu tư vào các lĩnh vực này, các tập đoàn và tổng công ty phải báo cáo Thủ tướng trước khi thực hiện.

Cũng theo báo cáo của Ban này, dù gặp nhiều khó khăn, trong 6 tháng đầu năm, 8 tập đoàn và 76 tổng công ty nhà nước vẫn đạt và vượt kế hoạch các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp này đạt 519.119 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ 2007; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 77.395 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái.

(Theo TTX)

  • Nhập khẩu công nghệ: “Không thể có cuộc cách mạng!”
  • Cà phê Việt đối mặt thách thức mới
  • 6 tháng cuối năm: Tỷ giá VND/USD sẽ trong khoảng từ 16.500 đến 17.800
  • Vì sao đầu tư từ ngân sách chưa hiệu quả?
  • “Muốn đưa con số sát thực cũng khó!”
  • Đằng sau tín hiệu giảm nhập siêu
  • Đầu tư công: “Nhà nước không nên “ôm” hết”
  • Cho vay không tính lãi: Chưa có người vay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi