Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vốn cho ngành năng lượng: Cần minh bạch giá

Giá than bán cho điện thấp hơn giá thành. Đến lượt giá điện, hiện Chính phủ vẫn đang bao cấp 50 số điện đầu tiên dưới giá thành cho tất cả các hộ sử dụng điện... Trong khi nhu cầu vốn cho ngành năng lượng giai đoạn 2010 - 2015 ước tính hơn 150 tỉ USD.

Minh bạch hoá giá năng lượng được coi là một giải pháp để đáp ứng nhu cầu vốn lớn này. Đây là chủ đề được thảo luận tại hội thảo quốc tế về "Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển năng lượng VN" ngày 7.7, do Hiệp hội Năng lượng VN tổ chức.

Suất đầu tư cao, giá thấp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào khẳng định một thực tế, giá năng lượng ở VN đang được Chính phủ bao cấp cho cả người dân và doanh nghiệp. Làm như vậy Chính phủ đang bao cấp cho tất cả các đối tượng sử dụng, mà trong số đó đã có nhiều người không quan tâm đến việc được bao cấp. Cái mà họ quan tâm là chất lượng điện, giá điện phải thị trường hoá để đáp ứng nhu cầu sử điện.

Cùng với giá điện thấp, giá than bán cho điện cũng không tăng được, ngành điện ăn vào lãi của ngành than. Các ngành sản xuất khác, nhờ được bao cấp giá điện nên lợi nhuận của ngành điện chuyển thành lãi của các ngành như ximăng, sắt thép, phân bón... Do giá điện duy trì ở mức bình quân hơn 5 cent/kWh, nên cũng không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào điện.

Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN - nêu một thực tế: “Cách đây mấy hôm, Hiệp hội Năng lượng nhận được văn bản của UBND TP.Hội An (Quảng Nam) về dự án đầu tư năng lượng mặt trời tại Cù Lao Chàm. Dự án hiện đang triển khai cho khoảng 100 hộ dân đã có điện, song còn trên 500 hộ nữa chưa có điện, TP.Hội An muốn được nhân rộng, nhưng vì suất đầu tư cho điện mặt trời khá lớn (khoảng 2.500 - 3.000USD/kW), nên yêu cầu các bộ, ngành đề xuất Chính phủ có biện pháp trợ giá”.

Hầu hết các dự án điện hiện nay đều bị chậm tiến độ. Ông Đậu Đức Khởi - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho rằng thiếu vốn là một nguyên nhân chính: Ngày 3.7 vừa qua, EVN mới khởi công được dự án điện Nghi Sơn 1 sau khi được Chính phủ cho vay từ tiền phát hành trái phiếu. Lẽ ra có thể khởi công được trước đó 6 tháng. Lý do vì không có 15% vốn đối ứng.

Hiện EVN được giao 35% tổng công suất nguồn điện trong Tổng sơ đồ 6, với tổng nguồn vốn cần thu xếp lên tới 33 tỉ USD, nhưng tính tất tật các nguồn, EVN mới thu xếp được khoảng 20 tỉ, còn thiếu 13 tỉ USD. Tổng nhu cầu vốn để thi công các công trình nguồn điện khoảng 52 tỉ USD (kể cả các dự án ngoài EVN), thì còn thiếu khoảng 40 tỉ USD chưa có nguồn tài trợ.

Minh bạch giá năng lượng

Giá năng lượng thấp đang là “rào cản” đối với việc đầu tư vào điện. Theo Hiệp hội Năng lượng VN, từ năm 2010 trở đi, mỗi năm ngành than cần huy động khoảng 1,3-1,6 tỉ USD để đầu tư khai thác than, sản xuất điện; giai đoạn 2010-2015, ngành dầu khí cũng cần tới 75 tỉ U SD, riêng vốn phải thu xếp của PVN khoảng 20 tỉ USD; ngành điện cần khoảng 80 tỉ USD, trong đó 52 tỉ USD để đầu tư nguồn điện và 28 tỉ USD đầu tư lưới điện (bình quân mỗi năm khoảng 4-5 tỉ USD).
 
Đặc biệt, đối với các dự án điện sử dụng than nhập khẩu chủ yếu trong Tổng sơ đồ 6 thì suất đầu tư đã lên tới 1.350-1.450USD/kW. “Với nguồn vốn khổng lồ này, các ngân hàng thương mại trong nước hầu như đều phải cho vay hợp vốn, còn xét về hiệu quả đầu tư thì nếu không có nguồn bảo lãnh tín dụng của Chính phủ, nguồn ODA, thì không có DN nào chịu được lãi suất thương mại 14-15%/năm để đầu tư dự án điện” - ông Đậu Đức Khởi nói.

Các ý kiến tham dự hội thảo đều nhất trí về việc phải minh bạch hoá giá năng lượng, có cơ chế cho việc giá điện theo giá thị trường có sự định hướng của Nhà nước. Ông Ngãi cho rằng: Hiệp hội sẽ tập hợp ý kiến để kiến nghị Chính phủ về việc sẽ bỏ giá bán điện bậc thang trong biểu giá điện. Đối với khu vực chính sách xã hội, người nghèo, người thu nhập thấp, học sinh, sinh viên, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ giá hợp lý trên cơ sở chứng minh đúng đối tượng được trợ giá.

Các đối tượng còn lại sẽ không thuộc diện được bao cấp giá điện. Giá điện theo giá thị trường sẽ lập lại công bằng đối với giá than, giá than bán cho điện sẽ đạt bằng giá thành và có lợi nhuận để tái đầu tư. Khi giá điện đạt đến 7-8 cent/kWh sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào điện để tìm kiếm lợi nhuận.

Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư khác, giải pháp mở cửa thị trường điện càng sớm, càng tốt và thực hiện giá bán điện minh bạch sẽ giúp giải quyết tình hình thiếu điện hiện nay.

(Báo Lao Động)

  • Tổng cục Thống kê: 6 tháng cuối năm, lo nhất vẫn là nhập siêu
  • Chuyển đổi DN Nhà nước: Không làm kiểu "bình mới rượu cũ"
  • Vào năm 2020: 80% tỉnh, thành phố có cơ sở y học hạt nhân
  • Nhận diện 4 khó khăn của sản xuất
  • Làm gì để tăng năng suất lao động ?
  • Tìm biện pháp quản lý chặt chẽ hàng nhập khẩu
  • Nhiêu khê quy trình hợp quy
  • Phát triển kinh tế các tỉnh dải ven biển miền trung - Bài 1: Tăng tốc phát triển kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi