Đánh giá tổng quát về phần chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội cuối tuần qua, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, cả người chất vấn và người trả lời chất vấn đều
![]() Ông Nguyễn Đức Kiên |
Thưa ông, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có hài lòng với phần chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này?
Nhìn chung, các ĐBQH đánh giá rất cao cuộc chất vấn lần này. Để cuộc chất vấn đạt hiệu quả cao, Quốc hội đã thực hiện những cải tiến được thể hiện tại Kỳ họp thứ 3 và thứ 4 vừa qua.
Cụ thể, Quốc hội thực hiện chất vấn theo nhóm vấn đề, tức là mỗi bộ trưởng chỉ tập trung trả lời vào một vài nhóm vấn đề có tính chất chung, tổng hợp, khái quát. Vấn đề nào liên quan đến các bộ trưởng khác dù không nằm trong danh sách chất vấn thì các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan cùng tham gia trao đổi để làm rõ vấn đề mà Quốc hội và cử tri quan tâm.
Rút kinh nghiệm tại các kỳ họp trước, nhiều ĐBQH nêu câu hỏi khá đột ngột, nên nhiều khi người trả lời chưa được chuẩn bị thấu đáo, lần này, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Đoàn thư ký cố gắng tổng hợp một số vấn đề có liên quan thành một nhóm và gửi tới các bộ trưởng có trách nhiệm trả lời và gửi đến toàn thể các ĐBQH từ trước để cả bên hỏi lẫn bên trả lời có sự chuẩn bị chu đáo.
Ông đánh giá cao phần trả lời của các bộ trưởng?
Các bộ trưởng trả lời có kỹ năng hơn, rõ ràng, mạch lạc hơn, đi thẳng vào trọng tâm, trọng điểm, không né tránh, không đùn đẩy. Nhưng theo tôi, vấn đề quan trọng hơn là sau kỳ họp này, các bộ trưởng chỉ đạo thế nào, tổ chức thế nào đối với những vấn đề mà ĐBQH nêu ra.
Để trả lời được các vấn đề mà ĐBQH nêu ra thì cần phải có các số liệu thống kê chính xác về tình hình kinh tế - xã hội, nhưng dường như một số ĐBQH chưa thật sự tin tưởng vào những số liệu thống kê mà các bộ trưởng báo cáo, thưa ông?
Có ĐBQH đặt câu hỏi về một số số liệu xung quanh tình trạng người lao động mất việc làm, vốn đầu tư từ ngân sách, giá trị thực của gói kích cầu... vì cho rằng, số liệu báo cáo khác xa so với thực tế.
Đúng là hiện nay, số liệu được các cơ quan nhà nước công bố và số liệu được các cơ quan thông tin đại chúng đăng tải hàng ngày có sự "lệch pha", khiến nhiều ĐBQH băn khoăn. Tôi cho rằng, có tình trạng này một phần là do số liệu của báo chí nhiều khi chỉ được lấy từ dự báo, dự đoán của một số chuyên gia nào đó, tại một cuộc hội thảo, toạ đàm nào đó, nên không khớp với số liệu được điều tra chính thức do Tổng cục Thống kê công bố.
Thêm vào đó, việc tổ chức thực hiện thống kê, tổng hợp báo cáo của các cấp, các ngành chưa tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về thống kê, nên độ chính xác chưa cao.
Cử tri và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến giá điện và vẫn chưa đồng tình với việc tính giá điện giờ cao điểm hiện nay?
Về việc này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết đã đi kiểm tra ở một số địa phương như Long An, Tiền Giang, TP. HCM, Hà Nội... và ghi nhận việc quy định giá điện giờ cao điểm như hiện nay ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ trưởng hứa với cử tri cả nước sẽ xem xét lại vấn đề này sau khi có số liệu thống kê về trả tiền điện trong 3 tháng (tháng 4, 5, 6), nếu thấy bất hợp lý sẽ báo cáo Chính phủ điều chỉnh theo tinh thần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
(Theo Mạnh Bôn // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com