Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thông tin về nội thương còn rời rạc

Xúc tiến thị trường nội địa và xây dựng chiến lược quốc gia cho hàng Việt Nam: Thông tin về nội thương còn rời rạc

“Nhiều sản phẩm Việt Nam tiêu thụ được ở châu Âu, Mỹ, nhưng thị trường nội địa lại bị bỏ trống cho hàng Trung Quốc, Thái Lan… Thực tế này có phần do khiếm khuyết về chính sách thị trường, và chưa có một chiến lược quốc gia cho hàng Việt”, ông Từ Minh Thiện, giám đốc ITPC nói như vậy khi trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp Thị

Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) vừa nhận huân chương lao động hạng nhì trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, xuất khẩu và thu hút đầu tư đều gặp khó khăn. Chính phủ và doanh nghiệp đang giương ngọn cờ xúc tiến thị trường nội địa, “người Việt dùng hàng Việt”, hoạt động xúc tiến cũng cần có sự thay đổi. Ông Thiện cho rằng: “Thị trường trong nước và xuất khẩu gắn bó hữu cơ với nhau. Nhưng chúng ta mới chỉ có chiến lược cho hàng xuất khẩu, chưa có chiến lược cho thị trường nội địa”.

Lâu nay, ITPC chủ yếu tập trung xúc tiến xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Năm nay, chính phủ có chủ trương đẩy mạnh xúc tiến thị trường nội địa, ITPC có hoạt động gì để thực hiện chủ trương này?

Chúng tôi có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu và đầu tư như các chương trình cung cấp thông tin, showroom hàng xuất khẩu, tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền. Đối với xúc tiến nội địa, có khó khăn là trong nước các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, thị trường, hành vi tiêu dùng còn rất rời rạc.

Chúng tôi sẽ trình UBND TP.HCM và bộ Công thương một chương trình thúc đẩy xúc tiến thương mại nội địa. Những hoạt động cụ thể là tổ chức bán hàng ở nông thôn – ngoại thành thành phố và liên kết với các tỉnh để tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nông thôn. Phối hợp các địa phương, hiệp hội tổ chức các hội thảo, hội chợ trong nước, hội chợ chuyên ngành dưới nhiều hình thức như có thể kết hợp với các lễ hội ở địa phương, có thể mời khách quốc tế đến tham quan, để vừa thúc đẩy tiêu thụ nội địa, vừa thúc đẩy xuất khẩu mà đỡ tốn kém chi phí… Sang năm 2010, chúng tôi sẽ đề xuất xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa cho TP.HCM.

Ông có thể cho biết những nét chính của đề xuất này?

Phải có phối hợp của nhiều cơ quan. Tập trung sao cho hàng hoá Việt Nam và hệ thống phân phối của doanh nghiệp cạnh tranh được trên thị trường nội địa. Trong đó, hàng hoá tốt luôn luôn phải đi kèm với quảng bá và phân phối. Nếu không dù hàng tốt người ta cũng không biết đến, và không có để xài. Phải hình thành một hệ thống chính sách thống nhất.

Chúng tôi có những khoá huấn luyện cho doanh nghiệp từ những kỹ năng thương lượng, đàm phán, tiếp thị đến kỹ năng của đội ngũ bán hàng… và hỗ trợ truyền thông. Việc vận động “người Việt dùng hàng Việt” phải có sự tham gia của nhiều phía để tạo chuyển biến trong cộng đồng. Chúng tôi sẽ trình UBND TP.HCM đề xuất việc công chức và cơ quan nhà nước tham gia dùng hàng Việt. Về phía doanh nghiệp, hàng hoá được cung cấp phải đáp ứng nhu cầu người dùng. Sẽ có chương trình “hợp chuẩn” hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, không chỉ để xuất khẩu, mà còn đảm bảo cho người tiêu dùng Việt Nam cũng được sử dụng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế. Đây cũng là cách để giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin nơi người tiêu dùng.

Có nhiều doanh nghiệp chỉ hưởng ứng bán hàng nông thôn như “làm phong trào”?

Để thực sự hiệu quả, phải khảo sát nhu cầu thực tế – thị trường nơi đó cần gì? Qua đó, kết hợp làm cơ sở dữ liệu về thị trường trong nước để phục vụ doanh nghiệp… Cơ quan xúc tiến đóng vai trò tổ chức, quảng bá, định hướng cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp về nông thôn không nhất thiết chỉ là đi bán hàng, họ có thể kết hợp khảo sát, điều tra thị trường…

Chúng tôi cũng đang giúp doanh nghiệp xây dựng các liên kết ngang và liên kết dọc. Đối với liên kết ngang, là phối hợp, hợp tác cung cấp sản phẩm khi có đơn hàng. Liên kết dọc có thể hình dung là liên kết các khâu trong nội bộ ngành. Làm được điều này có thể truy xuất được nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, và tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Cần nhấn mạnh là chúng tôi chỉ đóng vai trò hỗ trợ, cái chính vẫn là nỗ lực của doanh nghiệp. Chẳng hạn như hỗ trợ doanh nghiệp về các thủ tục chứng nhận hàng hoá đủ chuẩn…

( Theo Kim Văn // SGTT Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Thị trường chứng khoán Việt Nam: Sẽ lỡ cơ hội nếu không tham gia mảng môi giới
  • Điều kiện kinh tế thay đổi, cách kích cầu cũng cần thay đổi
  • Vẫn có cơ hội thu hút những dự án tỷ đô
  • Xây dựng gói pháp lý thân thiện với doanh nghiệp
  • “Tăng giá xăng, dầu là bất khả kháng!”
  • Đưa hàng về nông thôn: Cần doanh nghiệp biết đeo bám
  • Sốt xuất huyết: Bệnh nhân tăng, kinh phí thiếu
  • Vì sao căng thẳng ngoại tệ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi