Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng thương hiệu quốc gia: Bắt đầu từ giáo dục!

Từng biết đến “Làn sóng Hàn Quốc” (Korean Wave - theo cách gọi Âu Mỹ) hay “Trào lưu Hàn Quốc” (Hallyu – theo cách gọi châu Á), người ta không lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến sự hiện diện của ông Yoon Dae Euth – Chủ tịch Hội đồng Tổng thống về Thương hiệu quốc gia Hàn Quốc tại lễ khai mạc một cuộc triển lãm ảnh Việt – Hàn tại Hà Nội.

- Thưa ông, chỉ trong vài thập niên gần đây Hàn Quốc đã đạt được những kết quả đáng kinh ngạc về phát triển kinh tế…?

Vâng, chúng tôi đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới, điều này nhiều người biết. Nhưng chúng tôi còn có một bề dày 5.000 năm văn hiến nữa - điều này ít người biết hơn (cười).

- Không hoàn toàn như vậy! Thế giới nhìn nhận Hàn Quốc thật sự giỏi trong việc “tiếp thị” hình ảnh của đất nước mình thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật và công nghiệp giải trí! Thậm chí Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có lần phát biểu rằng, ông là người hâm mộ Daejanggeum. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hàn Quốc Yu In-chon còn đang đề nghị Chính phủ nâng ngân sách cho văn hóa lên 1,5% tổng ngân sách quốc gia vào trước năm 2012. Việc quảng bá văn hóa được Hàn Quốc coi là một chiến lược và thậm chí là một chính sách vĩ mô?

Đúng là chúng tôi hết sức coi trọng việc sử dụng văn hóa như một nhịp cầu đến với thế giới. Cuộc triển lãm ảnh tại đây hôm nay cũng là một phần trong nỗ lực đó - nỗ lực xây dựng và củng cố hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Nói một cách dễ hiểu nhất, cách xây dựng thương hiệu mà chúng tôi lựa chọn là làm thế nào để người dân ở khắp nơi trên thế giới biết đến và yêu quý Hàn Quốc hơn nữa. Đối với Việt Nam, chúng tôi có một thuận lợi lớn là cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Hàn Quốc khá đông đúc, họ là những nhân tố rất quan trọng “đem Hàn Quốc về Việt Nam” và ngược lại. Bản thân tôi rất ưa chuộng các món ăn Việt Nam và nhiều người Hàn Quốc khác cũng vậy.

- Được biết, từ năm 2007, Cơ quan văn hóa Hàn Quốc đã bắt đầu tuyển dụng chuyên gia văn hóa với nhiệm vụ tư vấn sản phẩm văn hóa xuất khẩu. Và dĩ nhiên, Hàn Quốc không chỉ xuất khẩu các sản phẩm văn hóa. Ông có thể chia sẻ điều gì về xây dựng thương hiệu quốc gia, nhìn từ khía cạnh kinh tế?

* Năm 1975, GDP của Hàn Quốc chỉ hơn được các nước nghèo châu Phi. * Năm 2004, Hàn Quốc đã gia nhập ''Câu lạc bộ ngàn tỷ đô la''.

* Năm 2008, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt 16.500 USD, tương đương New Zealand.

* Năm 2012, con số này có thể vượt ngưỡng 20.000 USD, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố ngày 20/10. Nền kinh tế Hàn Quốc hiện đứng thứ 4 châu Á và đứng thứ 13 toàn cầu.

* Hàn Quốc luôn là một trong số các quốc gia đầu tư trực tiếp nhiều nhất vào Việt Nam, với gần 2.300 dự án và vốn đầu tư đăng ký lên tới hơn 22 tỷ USD. Nhà đầu tư Hàn Quốc tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế nước ta như viễn thông, bất động sản, sản xuất ô tô...

(Nguồn: Tư liệu của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam)

Đừng ngay lập tức nghĩ đến lợi ích kinh tế, dù không bao giờ quên điều đó. Hãy làm cho người khác luôn nhớ đến và yêu mến đất nước bạn, cố gắng xây dựng những quan hệ trong đó các bên cùng có lợi, rồi thì những lợi ích kinh tế sẽ đến một cách tự nhiên sau đó. Nhân tiện, xin nói để bạn biết, trong suốt một tuần, từ ngày 19/10/2009, kênh truyền hình CNN phát sóng chuyên đề về đất nước chúng tôi với tên gọi “Eye on South Korea” (tạm dịch: Cái nhìn về Hàn Quốc - PV), trong đó khán giả được chứng kiến đích thân Đệ nhất phu nhân Kim Yoon-ok tự tay thực hiện các món ăn dân tộc để giới thiệu về nghệ thuật ẩm thực.

- Theo ông, “chìa khóa vàng” cho việc xây dựng thành công thương hiệu quốc gia là gì?

Đầu tư cho giáo dục. Hơn ai hết, người Hàn Quốc hiểu rõ ý nghĩa của việc đào tạo một lớp trẻ có kiến thức, ham học hỏi. 84% học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học ở Hàn Quốc đi học đại học, đây là tỷ lệ cao nhất thế giới. Để làm được điều đó, chúng tôi đầu tư cho giáo dục nhiều gấp 3 - 9 lần so với các nước phát triển, lên tới 7,4% GDP. Trong khi đó, tỷ lệ này là 2,6% ở Mỹ; 2,2% ở Nhật; 1,4% ở Anh; 0,8% ở Pháp và Đức. Kỹ năng toán học của sinh viên, học sinh Hàn Quốc được xếp vào tốp nhất nhì thế giới. Khi được học cao, có nền kiến thức rộng, chuyên môn sâu thì người ta có nhiều ý tưởng hay hơn và tính sáng tạo cao hơn. Đó là chìa khóa vàng cho sự phát triển của một đất nước nói chung chứ không riêng gì trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu quốc gia.

- Trong trường hợp của Việt Nam, một nước còn nhiều khó khăn, thì sao?

Đâu phải các bạn không có những thuận lợi rất căn bản?! Người Việt Nam rất thông minh, cần cù, nước các bạn dồi dào tài nguyên thiên nhiên và đang phát triển kinh tế xã hội bền vững trong nhiều năm qua. Tôi vẫn nhắc lại với bạn rằng, lớp trí thức trẻ được đào tạo tốt sẽ khôn khéo tìm được những con đường để đi đến thành công.

- Xin cảm ơn ông!

Vốn FDI tháng 10 tăng đột biến

Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam trong tháng 10 tăng đột biến, đạt tới 6,6 tỷ USD, gấp 3 lần mức trung bình của các tháng trước.

Tính chung 10 tháng, vốn FDI đăng ký đạt 18,9 tỷ USD, giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2008, song đáng lưu ý là vốn thực hiện ước tính đạt 8 tỷ USD, chỉ giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2008. Các chuyên gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mục tiêu thu hút 20 tỷ USD trong năm 2009 và giải ngân 10 tỷ USD hoàn toàn có thể đạt và thậm chí vượt.

Trong 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các dự án được cấp phép mới trong 10 tháng năm 2009, Quảng Nam dẫn đầu với 4,15 tỷ USD, chiếm 29,5% tổng vốn đăng ký của cả nước; tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu; Đồng Nai... TPHCM đứng thứ 5 với 931,1 triệu USD, chiếm 6,6% tổng vốn đăng ký mới của cả nước.

Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn chiếm vị trí số 1 trong số các lĩnh vực thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư. Tuy chỉ có 26 lượt dự án cấp mới và 7 dự án tăng vốn, nhưng tổng vốn đăng ký đã đạt gần 8,74 tỷ USD, chiếm 46,2% tổng vốn đăng ký.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cũng có mức tăng trưởng thu hút FDI khá trong tháng 10, “soán ngôi” thứ hai của bất động sản. Có 34 dự án cấp mới và 3 dự án tăng vốn, nhưng tổng vốn đăng ký vào lĩnh vực này đã đạt gần 5,68 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn FDI đăng ký.

Hoa Kỳ, Brunei, Cayman Islands là ba nhà đầu tư đứng đầu trong danh mục các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 10 tháng qua, với số vốn đăng ký lần lượt là 8,11 tỷ USD; 2,02 tỷ USD; và 1,7 tỷ USD... Hàn Quốc đứng thứ 6 trong danh sách này với hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 9,3% tổng vốn đăng ký.

(Theo Thư Anh // Báo Doanh nhân)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Mô hình nào cho tập đoàn Kinh tế tư nhân ở Việt Nam ?
  • Cứu "đói" vốn cho DN vừa và nhỏ
  • Không nên “hiểu nhầm” việc bán cổ phần tập đoàn, tổng công ty
  • Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Giá vàng tăng mạnh do giới đầu cơ
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức kiên: Ủng hộ gói kích thích kinh tế
  • Chỉ tiêu xuất khẩu không phải là cứu cánh
  • Linh hoạt hơn trong hoạt động xúc tiến thương mại
  • Tiến sĩ Trịnh Minh Anh: Yếu điểm và điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi