Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành đường sắt phấn đấu giải ngân 49 tỷ đồng

Bảo trì hệ thống đường sắt. (Ảnh: Internet)

 Tổng công ty Đường sắt yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai thực hiện các hạng mục thi công dự án lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt giai đoạn II (2009 - 2010) theo Quyết định 1.856 của Thủ tướng Chính phủ. 


Theo đó, các đơn vị trong Tổng công ty sẽ tiến hành cắm cọc mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt; sửa chữa cải tạo 13km hàng rào ngăn cách giữa đường sắt và đường bộ; triển khai dự án xây dựng hệ thống đảm bảo hành lang an toàn giao thông giữa đường và đường bộ; hoàn thiện công tác thẩm tra, công tác đấu thầu tư vấn lập dự án lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt. 

Đối với công tác giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường sắt thuộc 5 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh thuộc giai đoạn 1 sẽ sớm trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tổng mức đầu tư dự án thành phần. 

Còn đối với các tiểu dự án của dự án “Lập lại trật tự hành lang an toàn  trên các tuyến đường sắt theo Quyết định 1.856 sẽ được đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án xong trước quý IV/2009 để làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành ứng vốn năm nay và bố trí vốn năm 2010. 

Theo Tổng công ty  đường sắt, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc xác định mốc giới hành lang đường sắt để phục vụ công tác lập dự toán đền bù và tổ chức giải toả vi phạm hành lang an toàn đường sắt. Riêng đối với dự án xây dựng hệ thống đảm bảo hành lang an toàn giữa đường sắt - đường bộ dự kiến tiến độ hoàn thành trước 31/12/2009, sẽ giải ngân 30 tỷ đồng. 

Trong năm nay, Tổng công ty  phấn đấu sẽ giải ngân tổng dự án đạt hơn 49 tỷ đồng nếu được Bộ bố trí đủ vốn. 

Theo kế hoạch, tổng kinh phí lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt hơn 4.170 tỷ đồng và được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó giai đoạn I được thực hiện trong năm 2008 có kinh phí gần 120 tỷ đồng; giai đoạn II thực hiện từ năm 2009 - 2010 với kinh phí gần 1.800 tỷ đồng; giai đoạn III từ năm 2011 - 2020 với kinh phí gần 2.270 tỷ đồng./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • 3 yêu cầu đối với tái cơ cấu ngành điện
  • Phương án tính giá điện giờ cao điểm phải trình trước 10/8
  • Bộ Tài chính khẳng định không hề có dự án “phát quang, trồng rừng”
  • Giảm căng thẳng về điện trong những ngày cao điểm
  • Tháng 7 trình Chính phủ 2 đề án tập đoàn kinh tế
  • Sáu tháng đầu năm: Thu ngân sách cả nước đạt 139.536 tỷ đồng
  • Ngành công thương tập trung thực hiện năm giải pháp trong sáu tháng cuối năm
  • Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 4.166 tỷ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi