Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý sản phẩm động vật nhập khẩu: Khó cho doanh nghiệp nhưng người tiêu dùng được an toàn

Chiều 12-8, tại TPHCM, Cục Thú y có buổi gặp gỡ với 50/69 doanh nghiệp (DN) nhập khẩu sản phẩm động vật liên quan đến việc hướng dẫn (dự thảo) về quản lý, giám sát xử lý tiêu thụ sản phẩm động vật nhập khẩu làm thực phẩm và hướng dẫn lấy mẫu sản phẩm động vật kiểm dịch để kiểm tra thú y.

Khó kiểm tra chất lượng thịt nhập khẩu ngoài thị trường. Ảnh: CAO THĂNG

Công ty TNHH Hương Việt đặt vấn đề, căn cứ vào đâu Sở Y tế TPHCM không cho sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu chiếu xạ, nếu chiếu xạ sản phẩm động vật không được lưu hành. Trong khi Việt Nam là 1 trong những nước chấp thuận quy phạm về quản lý và bảo quản sản phẩm thực phẩm bằng chiếu xạ, trong đó có thịt gia súc gia cầm đông lạnh. Theo công văn mới đây (1168 của Cục Thú y), sản phẩm động vật nhập khẩu có nhiễm vi sinh cao sẽ không được chiếu xạ. Vậy căn cứ vào quyết định và thông tư nào để quy định như vậy? Hiện nay sản phẩm đông lạnh nhập khẩu trên đường về sẽ gặp rắc rối, vì theo công văn của Cục Thú y không cho chiếu xạ mà phải chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất đối với hàng bị nhiễm vi sinh. Nói thì dễ những để tái xuất là cả một vấn đề.

Công ty Lộc Thịnh Phát cho biết, trả hàng được hay không là do kết quả đàm phán của DN với đối tác vì nhà xuất khẩu yêu cầu phải có chứng thư giám định quốc tế công nhận. Theo ý kiến các DN, lô hàng có kết quả nhiễm vi sinh quá cao thì không nói, nhưng những lô hàng nhiễm nhẹ mà không cho chiếu xạ mà phải làm theo cách hướng dẫn mới mất nhiều chi phí và thời gian hơn.

Ngoài ra, theo quy định mới, hàng nhập về phải lấy mẫu và lưu kho hải quan. Một DN tính toán, hàng tại cảng 3 ngày đầu chi phí là 60 USD/container/ngày (loại 40 feet), từ ngày thứ 4 là 90 USD/container/ngày, nếu cộng các chi phí khác lên đến 150 USD/container/ngày. Trung bình 1 lô hàng phải mất 7 ngày mới được giải phóng, chi phí lên 18 - 20 triệu đồng/container. Nếu gặp trục trặc, chi phí càng tăng lên. Các DN cũng đề nghị nên bỏ đăng ký kho khi hàng nhập khẩu từ cảng vận chuyển về bảo quản.

Tiến sĩ Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, sẽ tham khảo ý kiến của Bộ Y tế về chiếu xạ. Nhưng ông cũng nhấn mạnh, chiếu xạ là để bảo quản sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến được tốt hơn. Nếu sản phẩm nhập khẩu về vì nhiễm vi sinh mà chiếu xạ là không hợp lý. Về vấn đề kho bãi, lực lượng thú y muốn tập trung tại kho hải quan, cách này làm DN kêu ca, nhưng khi về kho riêng hoặc DN thuê, khi thú y phát hiện hàng có vấn đề niêm phong vẫn bị DN tuôn hàng bán ra ngoài như trường hợp vừa qua.

Quy định mới DN sẽ gặp khó khăn, nhưng nhà quản lý cũng bị áp lực về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mà nhà nước đặt ra. Mục tiêu của chúng ta là DN và lực lượng thú y cùng hợp tác với nhau để tìm ra biện pháp phù hợp cho cả đôi bên để làm sao có sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

(Theo C. PHIÊN // SGGP Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi