Những loài cá biển được tiêu thụ phổ biến ở Ấn Độ là cá Ngừ, cá Hồi, cá Tuyết, cá Tuyết chấm đen, cá Thu, cá Sácđin và cá Chim. Nhưng do sản lượng khai thác ngày một giảm, các loài mới đang được đưa vào để nuôi.
Theo tờ The Hindu, trong năm tài khoá 2008-2009, Cục Nghề cá Ấn Độ dự kiến đưa cá Chẽm (Vược), một loại cá biển vào nuôi. Đây là loài cá ăn thịt và săn mồi theo nhóm, xuất hiện phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Chúng có thể được nuôi ở vùng nước lợ.
Cục Nghề cá đã sáng chế ra một lồng nuôi cá Chẽm, thiết kế bằng chất liệu nhôm, được phủ lưới và đặt ở khu vực nước có độ sâu 10 phút (khoảng 3m) trong một ao nước lợ. Nước sau đó được cung cấp dinh dưỡng và cá con 15 ngày tuổi sẽ được đưa vào nuôi trong lồng.
Nói về mục tiêu đưa cá Chẽm vào nuôi đại trà, Cục trưởng Cục nghề cá quốc gia H.S. Veerappa Gowda cho biết: “Mặc dù đã được nuôi khá phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á nhưng hiện nay cá Chẽm là đối tượng nuôi mới ở Ấn Độ”.
Có phương pháp và kiến thức nuôi loài này ở các vùng nước lợ khu vực ven biển và trữ lượng con giống dồi dào, Cục Nghề cá sẽ tạo điều kiện xây dựng trại ương nuôi ở nhiều khu vực thuận lợi khác nhau dọc bờ biển, đặt biệt là ở Mangalore và Udupi.
Ban Thông tin Thị trường trong nước và Xuất khẩu thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Tamil Nadu (Ấn Độ) khuyên nông dân lúc này nên trữ lại hành nhỏ để đưa ra trồng vào tháng 10-11 tới vì sẽ được giá hơn.
Các nhà xuất khẩu Ấn Độ có thể sẽ sớm bị cắt trợ cấp lãi suất mà chính phủ đã áp dụng để bù vào phần tăng giá của đồng rupee do tiền tệ của nước này đang có xu hướng giảm giá.
Các công ty thép của Ấn Độ đang yêu cầu chính phủ nước này tăng thuế xuất khẩu quặng sắt lên mức 35% từ 15% hiện tại nhằm hạn chế xuất khẩu và đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước.
Hiệp định thương mại song phương Ấn Độ-Băngla Đét, được ký từ ngày 4/10/1980 và có giá trị đến tận ngày 31/3/2009, đã tạo điều kiện cho việc mở rộng hợp tác thương mại và kinh tế giữa hai nước, với những thoả thuận cùng có lợi trong việc sử dụng nguồn nước, đường sắt và đường bộ, vận chuyển hàng hoá, trao đổi các đoàn doanh nghiệp và thương mại giữa 2 bên, tư vấn xem xét thực thi hiệp định này ít nhất một năm một lần.
Những loài cá biển được tiêu thụ phổ biến ở Ấn Độ là cá Ngừ, cá Hồi, cá Tuyết, cá Tuyết chấm đen, cá Thu, cá Sácđin và cá Chim. Nhưng do sản lượng khai thác ngày một giảm, các loài mới đang được đưa vào để nuôi.
Xuất khẩu thép của Ấn Độ trong 4 tháng đầu tài khoá 2008/09 (tháng 4-tháng 7/08) đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 2,75 triệu tấn do chính sách tăng thuế xuất khẩu của chính phủ nuớc này hồi tháng 5.
Hiệp định thương mại song phương Ấn Độ-Băngla Đét, được ký từ ngày 4/10/1980 và có giá trị đến tận ngày 31/3/2009, đã tạo điều kiện cho việc mở rộng hợp tác thương mại và kinh tế giữa hai nước, với những thoả thuận cùng có lợi trong việc sử dụng nguồn nước, đường sắt và đường bộ, vận chuyển hàng hoá, trao đổi các đoàn doanh nghiệp và thương mại giữa 2 bên, tư vấn xem xét thực thi hiệp định này ít nhất một năm một lần.
Ấn Độ, nước trồng lúa lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc, có thể tăng sản lượng gạo thêm 5% trong năm nay, nhờ đủ lượng mưa trong giai đoạn gieo cấy.
Ấn Độ chính thức trở lại thị trường xuất khẩu giống lúa phi – basmati và ngô từ ngày 20/8, sớm hơn thời hạn dự kiến là tháng 11. Tuy nhiên theo các thương gia, động thái này không có nghĩa là Ấn Độ sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm lúa gạo chính.
Cục Xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản Ấn Độ (MPEDA) cho biết, so với năm tài khoá trước, trong năm tài khoá 2007-2008, xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đã giảm 11,58% về khối lượng (đạt 541.701 tấn) và 8,88% về giá trị tính bằng đồng rupi (đạt 76201 triệu rupi), nhưng lại tăng 2,49% bằng đồng USD (đạt 1899,92 triệu USD), đạt mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
Bộ Thương mại Ấn Độ có thể sẽ giảm thuế xuất khẩu quặng sắt để giải quyết mâu thuẫn giữa bộ này với Bộ Sắt Thép khi Tập đoàn Phát triển Khoáng sản Quốc gia (NMDC) có kế hoạch tăng giá nguyên liệu thô chủ yếu sử dụng trong sản xuất thép này ở các hợp đồng dài hạn với các nhà sản xuất thép nước ngoài.
Sau khi giải quyết các bất đồng về việc mở cửa thị trường cho mặt hàng dầu cọ, Ấn Độ và Inđônêxia đã cùng nhau thảo luận về đề nghị thúc đẩy nhanh việc hoàn tất Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương.
Chỉ cách đây vài tháng, từ "thần kỳ" vẫn là từ được dùng nhiều nhất để nói về Ấn Độ, khi nền kinh tế này dường như không bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính đang nhấn chìm các nước đã phát triển. Nhưng nay, nền kinh tế Ấn Độ đã mất đi ánh hào quang, với tỷ lệ lạm phát leo lên mức cao nhất trong 13 năm qua và tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại, khiến các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu ra đi.