Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Từ nghiên cứu đến ứng dụng: Quãng đường xa

Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa nghiệm thu nghiên cứu công nghệ sản xuất nhiên liệu rắn từ chất thải plastic và vỏ trấu. Kết quả của nghiên cứu này đã mở ra hướng mới trong tận dụng chất thải là trấu và nhựa plastic để biến thành nhiên liệu đốt, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, để nghiên cứu trên có thể ứng dụng vào thực tế với quy mô công nghiệp thì còn nhiều cái khó.

 

Ở quy mô thí nghiệm công nghệ sản xuất ra loại nhiên liệu này rất đơn giản. Người sản xuất chỉ cần pha trộn 90% trấu với 10% nhựa plastic rồi đưa vào hệ thống máy đùn ép áp suất cao sẽ cho ra những cây nhiên liệu rắn, có khả năng sinh nhiệt cao khi bị đốt. Đặc biệt, trong thành phần khí thải của loại nhiên liệu này không phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường hoặc có nhưng ở dưới ngưỡng cho phép.
 

Một yếu tố dễ dàng khác là nguồn nguyên liệu để sản xuất loại nhiên liệu này khá phong phú và sẵn có. Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 7 triệu tấn vỏ trấu. Còn nhựa plastic như nhựa PE, PP, PVC, PET, PS… chiếm khoảng 2% – 8% trên tổng số khoảng 16 triệu tấn rác/năm của cả nước, và số lượng này sẽ còn tăng vào mỗi năm.
 

Nhưng cái khó là do nguồn nguyên liệu về nhựa plastic không ổn định. Hiện loại plastic thường không được phân loại ngay tại nguồn mà trộn lẫn với rác thải khác. Một số loại plastic có thể tái chế sẽ được thì những người thu gom rác dân lập thu gom và bán cho đơn vị tư nhân tái chế. Số còn lại không thể tái chế được thì chuyển sang chôn lấp tại các bãi rác hoặc xử lý bằng biện pháp đốt ở nhiệt độ cao gây ô nhiễm môi trường; hoang hóa đất đai; tiêu tốn nhiều quỹ đất để chôn lấp; tăng gánh nặng về chi phí xử lý rác lên ngân sách nhà nước…
 

Khó nữa là do dự án triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn của TPHCM đang vấp phải trở ngại từ sự thiếu sự tham gia hưởng ứng của người dân. Điều này khiến cho nguồn nguyên liệu plastic không ổn định để có thể sản xuất với quy mô công nghiệp. Hơn nữa, vỏ trấu hiện cũng chưa được người dân thu gom tập trung mà đổ tràn xuống sông rạch, gây tắc nghẽn dòng chảy…
 

Sản xuất nhiên liệu rắn từ nhựa plastic và vỏ trấu là cách làm mang lại nhiều lợi ích giúp cải thiện hiện trạng ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, để chuyển từ thực nghiệm đến thực tế sản xuất nhiên liệu rắn từ plastic với vỏ trấu là một quãng đường xa.
 

Và để vượt qua được quãng đường này nhất thiết phải có sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng và sự chung tay của nhiều cơ quan chức năng trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác; tổ chức lại đội ngũ thu gom, vận chuyển rác theo từng loại đã được phân loại.

(Theo SGGP)

  • Biến nước mặn thành nước ngọt
  • Máy chữa cháy ưu việt "made in Vietnam"!
  • Khó thu hút đầu tư theo điều kiện của Luật Công nghệ cao
  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển KT-XH
  • Cá mập sinh ở hồ nuôi nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam
  • Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ
  • NC-F20 - vật liệu chặn an toàn trong xử lý asen
  • Đã có 242/546 tổ chức KH-CN Nhà nước thực hiện tự chủ tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị