Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điểm tin xuất nhập khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam

- Để đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 9,2 tỷ USD hàng dệt may (tương đương mức năm 2008 và thấp hơn kế hoạch đề ra là 9,5 tỷ USD), từ nay đến cuối năm, ngành dệt may phải “gắng sức” tăng tốc, bình quân mỗi tháng phải đạt trên 800 triệu USD.

- Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam,  trong tháng 7/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đạt 187,8 triệu USD, giảm 4,9% so với tháng 7/2008. Tính chung 7 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 939,40 triệu USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2008.

- Trong 7 tháng đầu năm 2009, chủng loại mặt hàng dệt may Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhất sang EU là bít tất, với trị giá xuất khẩu đạt 3.143.857 USD, tăng 122,66% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là mặt hàng vải, với trị giá 13.764.620 USD, tăng 63,9%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá so với cùng kỳ năm trước là: quần áo trẻ em, áo len, quần áo ngủ, áo khoác và váy, tăng lần lượt 50,2%, 42,5%, 31,2%, 27,5% và 26,4%.

- Chủng loại mặt hàng dệt may Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất sang EU trong 7 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm trước là: mặt hàng quần áo bảo hộ lao động, giảm 30,6%, với trị giá 11.676.834 USD, quần áo thể thao giảm giảm 27,9%, với trị giá 30.211.060 USD, mặt hàng khăn cũng giảm khá mạnh, giảm 25,14%, với trị giá xuất khẩu 1.408.093 USD.

- TSố liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong tháng 7/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản đạt 88,05 triệu USD, tăng 12,3% so với tháng 7/2008. Tính chung 7 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 512,9 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2008.

- Trong 7 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu quần jean của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 17.616.014 triệu USD, tăng 100% so với cùng kỳ năm trước

- Trong 7 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu áo khoác của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 22.806.930 USD, tăng 58,8% so với cùng kỳ năm trước.

-Kim ngạch xuất khẩu quần áo thể thao của Việt Nam sang Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2009 đạt 1.858.080 USD, tăng 118% so với cùng kỳ năm trước.

- Trong 7 tháng đầu năm 2009, một số mặt hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản có kim ngạch xuất khẩu giảm trong 7 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm trước là: mặt hàng khăn lông, giảm 64%, đạt 1.155.829 USD; mặt hàng khăn giảm 26%, đạt 2.079.634 USD. Một số mặt hàng khác như găng tay, váy, áo kimono, quần áo trẻ em và quần áo ngủ cũng giảm nhẹ, giảm lần lượt 15%, 4%, 9%, 18% và 6% so với cùng kỳ năm trước.

- Trong tháng 7/2009, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của nước ta sang Hoa Kỳ giảm 5,8% so với tháng 7/2008, đạt trị giá 485 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất sang Hoa Kỳ đạt 2,76 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

(Vinanet)

  • Ngành dệt may phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu 9,2 tỷ USD năm 2009
  • Nga sẽ tăng thuế nhập khẩu giày lên 15%
  • Ngành dệt may thời suy giảm kinh tế:Chọn hướng đi đúng
  • Xu hướng mới trong thiết kế giày dép tại Ý
  • Xuất khẩu hàng dệt may, quần áo của Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh
  • Dệt may : Đón cơ hội mới từ thị trường Nhật Bản
  • Thị trường hàng dệt gia dụng EU – Cơ hội và hướng thâm nhập
  • Đồng Nai: Các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu tăng tốc sản xuất hàng cuối năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container