Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khắc phục chậm tiến độ các dự án nhiệt điện chạy than

Nguồn than, chất lượng nhà thầu, mặt bằng, quy hoạch… là những vấn đề đang kìm hãm tiến độ của các dự án nhiệt điện chạy than.

Dự án Nhiệt điện Vũng Áng  đang triển khai quyết liệt để tháng 8/2010 vận hành tổ máy số 1.

Hội thảo về  hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp các dự án nhiệt điện chạy than do Bộ Công Thương tổ chức diễn ra hôm nay (16/3) nhận định.

Đồng bộ quy hoạch

Đại diện Vụ năng lượng Bộ Công Thương thừa nhận, 100% các dự án nhiệt điện chạy than hiện nay đều chậm tiến độ, có dự án chậm tới 10 năm với nhiều lý do, mà một trong số đó  là do chồng chéo các quy hoạch của địa phương trong khi không có cơ quan điều phối  khiến cho việc thực hiện khó khăn.

Cũng liên quan tới quy hoạch, chủ tịch Hiệp hội khoa học kỹ thuật  điện Việt Nam Trương Duy Nghĩa đánh giá, công tác quy hoạch điện hiện nay chưa  giúp được nhiều cho việc triển khai các dự án.

Chia sẻ về vấn đề này, đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, từ năm 2000 đến nay, EVN mới đưa được 5 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 1.500 MW vào vận hành. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, EVN cũng gặp nhiều khó khăn do có sự thay đổi quá nhiều trong Quy hoạch.

Theo đại diện Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), các chủ đầu tư đang phải mất quá nhiều thời gian vào các khâu hoàn thiện thủ tục phê duyệt dự án (thường mất từ 6 tháng đến 1 năm), phát hành hồ sơ mời thầu, giải phóng mặt bằng (1-2 năm)... Đặc biệt, do những hạn chế trong quy định chọn nhà thầu, chủ đầu tư thường không chỉ mất quá nhiều thời gian vào khâu này mà còn khó lòng chọn được nhà thầu có năng lực, chất lượng và kinh nghiệm theo tiêu chí giá.  Đối với các dự án nhiệt điện sử dụng than trong nước, chất lượng than và khả năng cung cấp than cho các dự án cũng đang là vấn đề đau đầu không chỉ của chủ đầu tư mà còn cả của các đơn vị tư vấn và nhà thầu.

Theo quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2006-2015  có xét đến triển vọng 2025 (gọi tắt là quy hoạch điện VI), nguồn điện từ các dự án nhiệt điện chạy than chiếm tới 35,5% tổng công suất nguồn điện vào năm 2015.

Chọn nhà thầu mạnh và có kinh nghiệm

Bên cạnh đề xuất làm tốt công tác quy hoạch, các đại biểu cũng nêu ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án nhiệt điện dùng than.

Đại diện TKV chia sẻ, nếu chủ đầu tư chọn lựa được nhà thầu am tường pháp luật Việt Nam thì công việc thẩm định sẽ được xúc tiến nhanh hơn.

Phó Giám đốc Công ty Nhiệt điện Uông Bí Lê Văn Thanh cho rằng, việc chọn nhà thầu có năng lực là quan trọng, nhưng nhà thầu mạnh mà mới “chân ướt chân ráo” vào thị trường Việt Nam cũng sẽ vẫn gặp khó khăn, vì vậy nên chú ý những nhà thầu có kinh nghiệm đầu tư ở Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng các chủ đầu tư cần chủ động kiểm soát được tiến độ tổng thể và tiến độ cụ thể của từng ngày, từng tuần đối với dự án của nhà thầu. Theo đại diện EVN, chỉ khi nắm được kế hoạch chi tiết thì mới giám sát được tiến độ công trình.

Đại diện EVN cũng kiến nghị, trong quá trình triển khai đầu tư, Nhà nước nên cho phép chủ đầu tư triển khai song song, đồng thời nhiều công việc, giai đoạn, bước đầu tư cùng một lúc.

(Theo Quỳnh Hoa // Tin Chính phủ)

 

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Đón tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam
  • Gian truân dự án điện than
  • Campuchia khai thác mẻ dầu đầu vào năm 2012
  • Ra mắt tổ hợp dầu khí tư nhân đầu tiên
  • Nhiều vấn đề từ “đầu vào” các dự án nhiệt điện
  • OPEC giữ nguyên sản lượng dầu nhằm bình ổn giá
  • Hạ thủy chân đế giàn khai thác dầu lớn nhất VN
  • Bàn giao Nhà máy Dung Quất: thêm một lời hẹn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container