Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiệt điện: khốn khổ vì than

Để khắc phục tình trạng mất cân đối, lệ thuộc quá nhiều vào thuỷ điện, trong nhiều năm gần đây, việc đầu tư phát triển nhiệt điện đã được chú trọng hơn. Tuy nhiên các dự án nhiệt điện lại luôn chậm tiến độ. Vì sao?

Nhiệt điện Uông Bí

Một số công trình nhiệt điện chạy than vừa đi vào hoạt động đã bổ sung công suất đáng kể cho hệ thống điện quốc gia như nhiệt điện Sơn Động, Na Dương, Uông Bí… Tuy nhiên, có một vấn đề nổi lên, luôn làm cho hệ thống cung ứng điện quốc gia nằm trong tình trạng nguy hiểm. Đó là 100% các dự án nhà máy nhiệt điện chạy than từ trước đến nay luôn chậm tiến độ, có nhà máy chậm tiến độ 3 – 4 năm hoặc liên tục gặp sự cố khiến công suất dự kiến huy động nhiều khi không được như kế hoạch đề ra. Có rất nhiều lý do giải thích tình trạng đó nhưng một trong những nguyên nhân lớn nhất chính là nguyên liệu than cho các nhà máy này, do tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (TKV) cung ứng, đã không đảm bảo chất lượng.

Tại cuộc hội thảo đánh giá hiệu quả, sự an toàn các công trình nhiệt điện chạy than hôm qua tại Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Vinh, trưởng ban Điện lực, tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) than phiền: “Tất cả các nhà máy nhiệt điện trước nay vẫn dùng than nội địa. PVN có hai nhà máy: nhiệt điện Vũng Áng 1 dùng than cám 5; nhiệt điện Thái Bình 2 dùng than cám 6b. Nhưng có thể khẳng định là than Việt Nam độ bốc rất thấp trong khi hàm lượng lưu huỳnh cao. Hàm lượng tro cao hơn 20 – 40% so với các nhà máy điện chạy than ở các nước khác. Do đó, chi phí vận hành các nhà máy điện trong nước cao hơn và nhất là làm cho công tác tư vấn, thiết kế khó khăn hơn rất nhiều”. Ông Vinh cho biết, có dự án nhiệt điện chạy than do PVN làm chủ đầu tư, TKV cung ứng than chất lượng không tốt nên phải thay đổi chủng loại than, thay đổi công nghệ nhà máy dẫn đến thời gian thi công công trình kéo dài. Ông Vinh đề nghị TKV ưu tiên dùng nguồn than chất lượng tốt phục vụ cho các nhà máy điện ở Việt Nam, hạn chế xuất khẩu, tránh không để xảy ra việc phải thay đổi chủng loại than cung ứng cho các nhà máy nhiệt điện than trong nước.

Đại diện tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Nguyễn Phú Gia cũng phàn nàn: “Chất lượng than cung ứng rất không đồng đều, do khâu sàng tuyển kém nên có những hạt than to như mũ cối thì làm sao có thể thiết kế được chi tiết, chính xác và đảm bảo an toàn cho nhà máy”. Theo ông, hợp đồng cung ứng than giữa TKV và các nhà máy nhiệt điện phải chi tiết hơn chứ không thể chỉ dừng lại ở mấy quy định về độ ẩm, độ bốc, hàm lượng lưu huỳnh như trong các hợp đồng vừa qua.

Ông Nguyễn Đức Thảo, trưởng ban Điện lực của TKV thì cho rằng ngoài nguyên nhân về than còn có rất nhiều vấn đề làm chậm quá trình triển khai một dự án nhiệt điện như: chậm trễ trong việc lập quy hoạch, mất rất nhiều thời gian trong việc xin phê duyệt, làm thủ tục giải phóng mặt bằng, thiết kế, lập tổng dự toán... Theo ông Thảo, sự yếu kém về năng lực của tổng thầu, các đơn vị thi công cũng là vấn đề. “Nếu tổng thầu có năng lực, kinh nghiệm, hiểu biết pháp luật Việt Nam thì nhanh nhưng nếu là làm lần đầu thì không tránh khỏi việc làm chậm”. Nhiều ý kiến trong hội thảo cho biết, gần đây, các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu thi công các công trình lớn nhưng năng lực yếu, sự hiếu biết pháp luật Việt Nam hạn chế nên họ thường làm chậm tiến độ thi công.

“Chất lượng than cung ứng rất không đồng đều, do khâu sàng tuyển kém nên có những hạt than to như mũ cối thì làm sao có thể thiết kế được chi tiết, chính xác và đảm bảo an toàn cho nhà máy”.

Nguyễn Phú Gia,
đại diện tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Một nguyên nhân đáng chú ý khác được nêu ra là trách nhiệm của EVN. Ông Nguyễn Đức Thảo, đại diện cho TKV nói rằng, EVN nhiều khi chậm cấp điện cho việc thi công, chạy thử các dự án và nhiều khi để xảy ra trục trặc, chậm trễ trong thi công đường dây truyền tải điện tới các nhà máy. Theo ông, nếu EVN cấp điện chậm thì phải chấp nhận gia hạn thi công cho các nhà thầu. Ông Lê Minh Tuấn, công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện lực 1 cho biết, từ trước đến nay, khi các nhà máy điện phát điện chạy thử lên lưới quốc gia thì EVN không trả một đồng nào trong khi nhiều nhà thầu rất tốn kém nhiên liệu trong quá trình chạy thử, phát lên lưới một sản lượng điện không nhỏ. Điều này dẫn đến hiện tượng, để tiết kiệm, các nhà thầu cứ phát điện lên lưới một lúc lại tắt, thời gian chạy thử ít, dẫn tới việc kiểm tra, thử nghiệm không tốt. “Để công bằng hơn, EVN cần chấp nhận mua điện chạy thử với một giá nào đấy”, ông Tuấn nói.

Đây là hội nghị lần đầu tiên được tổ chức để các nhà thầu, chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, thiết kế công trình điện, đại diện các cơ quan quản lý công trình nhiệt điện ngồi lại với nhau, bàn thảo các vấn đề khúc mắc trong quá trình đầu tư. Còn rất nhiều nguyên nhân khác làm chậm tiến độ các công trình nhiệt điện chạy than được nêu ra như: việc thông quan các lô hàng nhập khẩu cho dự án rất mất thời gian; giá điện còn thấp, phi thị trường nên không thu hút được các nhà đầu tư có năng lực; việc xét duyệt các tiêu chuẩn xây dựng còn bị đẩy qua, đẩy lại giữa các bộ… Đây là những vấn đề rất thực tế mà cơ quan quản lý, các chủ đầu tư phải giải quyết để chấm dứt tình trạng các công trình nhiệt điện chạy than, thường có công suất lớn, thường xuyên chậm đưa vào vận hành.

(Theo Phạm Anh // SGTT Online)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • IEA: Nâng dự báo về nhu cầu dầu của các nước đang phát triển
  • Quy hoạch nhà máy nhiệt điện Phú Quốc
  • Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ sử dụng thiết bị nội
  • Quy hoạch nhà máy nhiệt điện Phú Quốc
  • Giá than tăng và dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp than, điện
  • OPEC sẽ giữ nguyên hạn ngạch sản lượng dầu mỏ
  • Sản lượng khai thác dầu mỏ sẽ đạt đỉnh vào 2014
  • BP mua lại quyền khai thác dầu ngoài khơi Brazil
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container